THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.2.5. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo
Thực chất công tác đầu tư hỗ trợ giảm nghèo cũng là công tác cứu trợ xã hội; với quan điểm đầu tư cho giảm nghèo là đầu tư phát triển. Do vậy, từng giai đoạn nhất định thành phố huy động nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo: Giai đoạn 1997 - 2000: Với chuẩn đói 13 kg gạo (47.600đ/người/tháng); chuẩn nghèo miền núi
15kg gạo (55.000 đồng/người/tháng), đồng bằng 70.000 đồng, thành thị 90.000 đồng; hộ đói là 850 hộ và 10.471 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 8,13% số hộ. Qua 4 năm đầu tư 87 tỷ đồng trong đó: đầu tư trực tiếp 36 tỷ, vốn cho vay: 51 tỷ, hỗ trợ nâng cấp sửa chữa cho 10.478 nhà hộ nghèo. Kết quả 2 năm xóa hết 850 hộ đói và 4 năm có 8.904 hộ thốt nghèo, giảm hộ nghèo xuống cịn 1,65%. Giai đoạn 2001-2004:
Nâng mức chuẩn nghèo lên: miền núi 80.000đ/n/th, nông thôn 100.000 đồng/n/th, thành thị 150.000 đ/n/th; số hộ nghèo tăng lên 9.769 hộ chiếm tỷ lệ 6,66% số hộ; sau 4 năm đầu tư 194,38 tỷ đồng trong đó trực tiếp 41,9 tỷ, vốn cho vay 152,48 tỷ; xóa nhà tạm và nâng cấp nhà cho 3.200 hộ. Kết quả xóa 9.584 hộ, cịn lại 185 hộ tỷ lệ 0,35%; về trước mục tiêu 1 năm. Giai đoạn 2005-2008: Thành phố tiếp tục đầu tư cho công tác giảm nghèo với đề án mới, nâng mức chuẩn lên: ở nông thôn 200.000đ/người/tháng, thành thị 300.000đ/người/tháng (cao hơn TW 40.000 đồng); số hộ nghèo tăng lên 23.242 hộ chiếm tỷ lệ 15,19%; thành phố đầu tư 353,289 tỷ đồng trong đó trực tiếp 90,977 tỷ đồng, vốn cho vay 262,312 tỷ đồng; hỗ trợ nhà ở cho hơn 2.100 hộ. Kết quả có 21.792 hộ thốt nghèo, số nghèo cịn lại 1.450 hộ tỷ lệ 0,95%; về trước mục tiêu 2 năm (mục tiêu đến 2010). Giai đoạn 2009-2012: Với sự nổ lực của thành phố đầu năm 2009 thành phố ban hành đề án mới với mức chuẩn 400.000 đ/ng/tháng đối với nông thôn, 500.000 đ/ng/tháng đối với thành thị; số hộ nghèo tăng lên 32.796 hộ chiếm 19,26% số hộ; Bằng nhiều giải pháp thiết thực; đặc biệt là đối với những hộ nghèo có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, Thành ủy có Chỉ thi số 24; UBND thành phố ban hành đề án Khơng có hộ đặc biệt nghèo để tập trung sức cho cơng tác giảm nghèo có hiệu quả.
Trong những năm qua cùng với chính quyền thành phố, các tổ chức, hội đoàn thể, các nhà hảo tâm đã cùng chung tay nỗ lực giảm nghèo theo nhiều hình thức
khác nhau như: hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh, hỗ trợ y tế giáo dục, hỗ trợ pháp lý cho người nghèo và đầu tư cho các xã nghèo... Chính vì vậy, bức
tranh tổng thể về hộ nghèo của thành phố đã có nhiều đổi thay: Tổng số hộ nghèo trên địa bàn thành phố năm 2009 sau khi điều chỉnh theo chuẩn mới là 32.796 hộ, chiếm 19,26%. Sau hai năm (2009-2010) thực hiện các chính sách giảm nghèo số hộ nghèo của thành phố Đà Nẵng đã giảm xuống với tốc độ rất nhanh cịn 14.884 hộ, chiếm 6,55%.
Ng̀n: http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/vi_ nguoi_ngheo/bao_cao/nam_2010
Trong năm 2011, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, các ngành, các cấp hội đoàn thể và các địa phương đã trực tiếp giúp cho 219.551 lượt hộ và 460.882 lượt người nghèo được thụ hưởng các chính sách. Qua đó, tạo điều kiện cho 8.380 hộ vươn lên thoát nghèo, đạt 171,58% so với Nghị quyết HĐND thành phố và 152,81% so với kế hoạch của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Giảm nghèo thành phố đề ra; giảm số hộ nghèo đến cuối năm 2011 là 6.766 hộ, chiếm 2,98% tổng số hộ dân [103]. Bên cạnh đó, các hộ cận nghèo cũng được tạo điều kiện giúp đỡ để vươn lên trong cuộc sống. Nếu đầu năm 2011, tồn thành phố Đà Nẵng có 10.656 hộ cận nghèo và 3.329 hộ cận nghèo mới phát sinh trong năm thì đến cuối năm 2011, đã có 956 hộ thoát khỏi danh sách hộ cận nghèo, giảm tỷ lệ hộ
cận nghèo xuống còn 5,74% so với số hộ dân cư toàn thành phố. Cũng trong năm 2011, tổng nguồn lực huy động hỗ trợ, giúp đỡ cho người nghèo trên địa bàn thành phố là 261,8 tỷ đồng, trong đó nguồn vận động xã hội hóa đạt 116,481 tỷ đồng. Nhờ đó, phần đơng các hộ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi và nhận được sự giúp đỡ của xã hội; 100% hộ nghèo ở nhà tạm, nhà xuống cấp được hỗ trợ cải thiện nhà ở; đời sống các hộ nghèo được cải thiện nhiều mặt…Tiếp tục phát huy kết quả đạt được, trong năm 2012, Đà Nẵng hướng đến mục tiêu cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn; hạn chế tái nghèo và hộ nghèo phát sinh ở mức thấp nhất, giúp các hộ thoát nghèo bền vững. Cụ thể, trong năm 2012, dù kinh tế khó khăn, thu ngân sách khơng đạt song thành phố vẫn quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội - gần 6.000 hộ vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ nghèo đẩy xuống còn 0,4% [41, tr.3]. Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH đã xây dựng và trình UBND thành phố ra quyết định về điều tra hộ thu nhập thấp trên địa bàn thành phố để xây dựng chuẩn nghèo mới của riêng thành phố trong giai đoạn 2012 - 2015. Mục tiêu của thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn của Quốc gia và hộ đặc biệt nghèo.Trong tháng 10/2012, UBND Thành phố vừa quyết định nâng chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2013 - 2017, theo đó, hộ nghèo ở khu vực nơng thơn có mức thu nhập bình qn từ 600 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. Hộ nghèo ở khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân từ 800.000 đồng/người/tháng trở xuống. Mức chuẩn hộ nghèo này là căn cứ xây dựng chính sách ASXH và đề án giảm nghèo giai đoạn 2013 - 2017 trên địa bàn thành phố [101, tr.5].
Có thể nói, đây một nỗ lực rất lớn của chính quyền thành phố trong việc thực hiện các chính sách ASXH, chăm lo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu đến năm 2015 cơ bản khơng cịn hộ có mức thu nhập bình quân từ 800.000 đồng/người/tháng ở thành thị và 600.000 đồng/người/tháng ở nông thôn trở xuống; đảm bảo mọi người dân có điều kiện tiếp cận, hưởng thụ những thành quả về hạ tầng cơ sở, văn hóa, giáo dục, y tế, ASXH... và nâng cao dân trí góp phần phát triển thành phố Đà Nẵng giàu mạnh, văn minh thì bên cạnh nỗ lực của chính quyền thành phố cần có thêm nhiều sự chung tay góp sức của các tấm lịng hảo tâm vì người nghèo.