Về kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.1.2. Về kinh tế xã hộ

Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương từ 01/01/1997 và thành phố loại I vào năm 2003, và đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về việc “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn

CNH, HĐH”, Chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực,

nhiều quyết sách đúng đắn để đẩy mạnh phát triển KT - XH của địa phương. Nhờ vậy, trong những năm qua, Đà Nẵng luôn đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, liên tục và khá ổn định, nhiều năm liền ln nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI”. Các mặt trong đời sống xã hội tiến bộ rõ rệt, giải quyết tốt các chính sách ASXH, kết cấu hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ, đô thị được chỉnh trang và xây dựng theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Đà Nẵng từ 1997 - 2011 đạt 10,62%, nhất là giai đoạn 2001 - 2010 đạt gần 11,96%/năm. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với bình quân cả nước là 7,07%/năm. Nhờ duy trì được tốc độ tăng GDP cao và liên tục trong suốt thời gian qua, nên quy mô tuyệt đối GDP của thành phố đã tăng từ 2589,84 tỷ đồng năm 1997 lên 13114,89 tỷ đồng năm 2011, tăng gấp 5,06 lần (xem bảng 1.1 và 1.2; Phụ lục 1).

Về cơ cấu kinh tế, Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng các ngành nơng nghiệp, cơng nghiệp có xu hướng giảm xuống. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng là xây dựng thành phố dịch vụ, du lịch chất lượng cao, thân thiện và bền vững (xem bảng 1.3, Phụ lục 1)

Việc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm đã tạo điều kiện để cải thiện và nâng cao mức sống cho mọi người dân thành phố, điều này được thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người qua các năm như sau (xem bảng 1.4, Phụ lục 1).

Đà Nẵng là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ đơ thị hóa rất nhanh, nhưng chính q trình đó cũng đã dẫn đến những vấn đề xã hội bức xúc. Quá trình phát triển kinh tế đã dẫn đến việc mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ đã thu hút số lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến tham gia làm việc và cư trú, trong đó có khơng ít lao động tự do, những người lang thang cơ nhỡ… Mặt khác, dưới tác động của q trình đơ thị hóa, các đối tượng dân cư bị thu hồi đất, phải chuyển đổi nghề nghiệp, phải tái định cư do q trình mở rộng và chỉnh trang đơ thị rất lớn, gây áp lực cho việc giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống, bố trí nhà ở trên địa bàn thành phố, gây khó khăn cho cơng tác ASXH. Bên cạnh đó, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã góp phần làm tăng số

lượng học sinh, sinh viên đến học tập và ở lại làm việc đã gây áp lực không nhỏ về vấn đề chỗ ở, khám chữa bệnh, chăm sóc y tế và các vấn đề xã hội khác. Mặt khác, chúng ta cũng cần thấy rằng, Đà Nẵng là một trong những địa phương có số lượng người có cơng với cách mạng rất lớn, với hơn 91.900 đối tượng khác nhau nằm trong diện được hưởng chế độ ưu đãi xã hội. Ngoài ra, các đối tượng xã hội đặc biệt như người tàn tật, người bị nhiễm chất độc da cam được hưởng chế độ TCXH ở Đà Nẵng cũng rất lớn. Dù vậy, nhưng với quyết tâm cao, trong những năm qua, chính quyền và người dân Đà Nẵng đã có rất nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo ASXH cho người dân và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Là một điểm sáng điển hình về làm tốt cơng tác này của cả nước, được nhiều địa phương khác học tập. Điển hình là chương trình “thành phố 5 khơng” (khơng có hộ đói, khơng có người mù chữ, khơng có người lang thang xin ăn, khơng có người nghiện ma túy trong cộng đồng, khơng có giết người để cướp của); chương trình “thành phố 3 có” (có việc làm, có nhà ở, có nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị) và các chương trình ASXH khác như đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc các ĐTCS, chính sách phát triển về giáo dục, y tế.... Đạt được những kết quả trên là do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tác động, nhưng trước hết phải kể đến tác động của yếu tố chính sách của thành phố thời gian qua, đặc biệt là chính sách phát triển KT - XH của thành phố theo hướng bền vững, gắn kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề ASXH.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w