Về vị trí địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 34)

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.1.1. Về vị trí địa lý tự nhiên

Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào ngày 01/01/1997 và đến năm 2003, thành phố chính thức trở thành đơ thị loại I cấp quốc gia. Đà Nẵng có vị trí địa lý thuộc vùng Trung trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp biển Đơng. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Đà Nẵng hiện nay là 1.285,43km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 245,54km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1039,89km2. Tổng dân số thành phố Đà Nẵng theo Niêm giám thống kê năm 2011 là 951.684 người, trong đó dân số thành thị là 828.660 người và nông thôn là 123.024 người. Mật độ dân số khoảng 740,36 người/km2, trong đó ở thành phố là 3.374,80 người/km2, ở nông thôn là 118,31 người/km2. Về đơn vị hành chính, thành phố Đà Nẵng gồm có 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và hai huyện: Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa; với tổng cộng 56 xã, phường (45 phường và 11 xã) [13, tr.9].

Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng kể cả về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không nối liền hai miền Bắc và Nam. Quốc lộ 14B nối cảng Tiên Sa với các tỉnh Tây Nguyên và hệ thống đường xuyên Á qua Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan. Myanma. Với vị trí địa lý, tự nhiên và giao thơng hết sức thuận lợi của Đà Nẵng có một lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho thành phố phát huy nội lực để phát triển kinh tế và thực hiện tốt các chính sách ASXH.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w