Giai đoạn 2006 - 2010, nền kinh tế thành phố đạt mức tăng trưởng khá; tốc độ tăng trưởng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người tăng gấp 2,2 lần so với năm 2005 và 1,6 lần so với bình quân chung của cả nước (năm 2010: 2.015 USD/người); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” là điều kiện phát triển của cầu lao động, tạo ra nhiều chỗ làm mới, giải quyết được nhiều lao động.
Năm năm qua (2006 - 2010), sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giúp tăng thêm 73.500 chỗ làm mới; trên cơ sở đó đã giải quyết việc làm cho 161.486 lao động, bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho 32.300 lao động; tỷ lệ thất nghiệp giảm dần với mức tương đối ổn định; giảm từ 5,06% năm 2006 xuống 4,86% năm 2010. Qua đánh giá 5 năm thực hiện mục tiêu Đề án giải quyết việc làm của thành phố, có nhiều giải pháp giải quyết việc làm triển khai đồng bộ có hiệu quả như: Nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư phát triển kinh tế tạo việc làm; dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động; hỗ trợ cho vay vốn để giải quyết việc làm; đẩy mạnh xuất khẩu lao động; tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm, chợ việc làm định kỳ; điều tra nắm bắt cung cầu lao động, nâng cao chất lượng thơng tin thị trường lao động... Nhìn chung, thời gian qua, công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố đạt kết quả cao; tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên, do đặc thù của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây là công tác quy hoạch phát triển thành phố, chỉnh trang đô thị diễn ra với tốc độ khá nhanh; cơng tác giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất sản xuất diễn ra trên diện rộng, nên lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển đổi ngành nghề, chuyển hướng sản xuất kinh doanh là vấn đề đặc biệt đáng quan tâm. Mặt khác, lao động chưa có việc làm vẫn cịn bức xúc; theo số liệu thống kê năm 2010, có 4,86% lực lượng lao động chưa có việc làm, tương ứng hơn 22.500 người, phần lớn là lao động chưa qua đào tạo - chiếm 77,01%. Nhiều lao động tuy có trình độ trung cấp chun nghiệp, cao đẳng, đại học nhưng do học những ngành nghề mà thị trường chưa có nhu cầu dẫn đến thất nghiệp, chiếm tỷ lệ khá cao - 18,21%, đào tạo nghề nhưng chưa tìm được việc làm chiếm 4,78% (Phụ lục số 2).
Phần III: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015