Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 47)

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.2.1. Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hộ

Triển khai thực hiện Luật BHXH (được Quốc hội khố XI thơng qua ngày 29 tháng 6 năm 2006) và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ (Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 Hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 Hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện và Nghị định số 127/2008/NĐ- CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH thất nghiệp...), trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã rất quan tâm đến việc đẩy mạnh cơng tác này, nhờ đó số lượng người tham gia và quy mô nguồn thu từ BHXH bắt buộc tăng nhanh. Việc thực hiện BHXH bắt buộc ngày càng nghiêm túc hơn, nhận thức của các cơ quan, người lao động về BHXH được nâng lên, các cơ quan chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật hoạt động có hiệu quả hơn.

Theo số liệu thống kê của ngành BHXH Đà Nẵng cơng bố, năm 2007, tồn thành phố chỉ có 2.362 cơ quan, doanh nghiệp tham gia đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, thì đến năm 2011, số đơn vị tham gia loại hình bảo hiểm này đã tăng lên 4.117, tăng hơn 1,8 lần. Số người tham gia BHXH bắt buộc cũng tăng theo, từ 127.725 người vào năm 2007 đã tăng lên 173.288 người vào năm 2011 [5]. Đến

nay (6/2012) tồn thành phố có 4.299 đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc cho người lao động và có 171.114 tham gia đóng BHXH bắt buộc (xem bảng 1.5, Phụ lục 1). Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Luật BHXH thì số lao động tham gia BHXH bắt buộc năm sau cao hơn năm trước với tỷ lệ bình quân hàng năm là 7,7%. Tuy nhiên, so với tiềm năng thực có thì tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc vẫn còn thấp ước đạt chỉ mới đạt 73%. Tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN trên địa bàn thành phố theo quy định của Luật BHXH cũng không ngừng tăng lên qua các năm: Năm 2009 có 1.459 đơn vị với 121.005 người tham gia; năm 2010 có 2.064 đơn vị với 143.336 người tham gia; năm 2011 tăng lên 2.361 đơn vị với 156.826 người tham gia.Qua 3 năm triển khai thực hiện thu BHTN số người tham gia bình quân hàng năm tăng 7%; so sánh năm 2011 với 2009 thì số người tham gia BHTN tăng 21,6%; so với số lao động tham gia BHXH bắt buộc đến nay đạt trên 90%.

Bên cạnh kết quả đạt được về tham gia BHXH bắt buộc và BHTN, những năm qua, số người tham gia BHXH tự nguyện của thành phố có tăng nhưng so với tiềm năng hiện có thì khơng đáng kể, số người này chủ yếu là những người tham gia BHXH bắt buộc nghỉ việc thiếu thời gian cơng tác phải đóng để đủ thời gian nghỉ hưu; còn thực tế số người trong độ tuổi lao động tham gia là rất hạn chế. Tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện theo quy định của Luật BHXH qua các năm: Năm 2008 có 24 người, năm 2009 có 158 người, năm 2010 có 274 người, năm 2011: có 344 người. BHXH tự nguyện chưa thu hút được số người tham gia, một mặt do công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, mặc khác thời gian đóng dài, số tiền lớn trong khi đó người lao động chưa có thói quen chờ đợi lâu dài. Theo quy định mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng do người dân tự lựa chọn, nhưng không được thấp hơn 16% mức lương tối thiểu chung và theo lộ trình, từ năm 2010 - 2011, mức nộp sẽ bằng 18% mức lương tối thiểu, năm 2012 - 2013 bằng 20% và từ năm 2014 trở đi bằng 22%. Quy định này là q sức với nhiều hộ gia đình nơng dân và dân lao động làm nghề tự do. Bên cạnh đó, nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích để đối tượng này tham gia.

Về cấp sổ BHXH, căn cứ quy định Luật BHXH và những văn bản hướng dẫn

của các Bộ, ngành về cấp sổ BHXH cho người tham gia đóng BHXH, những năm qua BHXH thành phố đã cấp sổ BHXH cho người lao động đúng quy định. Đến

nay, số người được cấp sổ BHXH đạt trên 92% số người tham gia BHXH. Đến nay, tỷ lệ cấp sổ BHXH toàn thành phố đạt 96,71% trên tổng số người lao động tham gia BHXH [6]. Hàng quý, năm BHXH thành phố gửi thông báo đến đơn vị sử dụng lao động về người lao động tham gia BHXH chưa được cấp sổ BHXH làm hồ sơ cấp sổ BHXH. Tuy nhiên, trong những năm qua nhiều đơn vị sử dụng lao động vẫn chưa bổ sung hồ sơ cho người lao động để làm hồ sơ cấp sổ BHXH theo quy định của Luật. Một số chức danh cơng việc có tính chất nặng nhọc, độc hại khơng được kê khai đúng quy định, đây là vấn đề ảnh hưởng khi người lao động hưởng chế độ BHXH (xem bảng 1.6, Phụ lục 1).

Về thu BHXH và tình hình nợ, chậm đóng BHXH, theo báo cáo của BHXH

thành phố Đà Nẵng cụ thể qua các năm như sau: Năm 2007 tổng thu 402.315 triệu đồng, trong đó nợ từ 3 tháng trở lên là 25.968 triệu đồng so với số phải thu chiếm 5,9%; Năm 2008 tổng thu 533.335 triệu đồng, trong đó nợ từ 3 tháng trở lên là 34.674 triệu đồng so với số phải thu chiếm 5,8%; Năm 2009 tổng thu 564.766 triệu đồng, trong đó nợ từ 3 tháng trở lên là 34.268 triệu đồng so với số phải thu chiếm 5,4%; Năm 2010 tổng thu 782.614 triệu đồng, trong đó nợ từ 3 tháng trở lên là 30.768 triệu đồng so với số phải thu chiếm 3,7% và năm 2011 tổng thu 978.977 triệu đồng. Mặc dù đã có nhiều giải pháp đơn đốc thu nợ nhưng tình hình nợ đọng cịn diễn ra phức tạp, tính đến ngày 31/12/2011, trên địa bàn thành phố có 770 đơn vị nợ đóng BHXH từ 3 tháng trở lên với số tiền 46.783 triệu đồng, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 166 đơn vị, tăng số tiền 10.046 triệu đồng [4]. Để khắc phục tình trạng trên, BHXH thành phố đã báo cáo UBND thành phố và đề xuất áp dụng các giải pháp mạnh như: Đăng báo các đơn vị có số nợ từ 50 triệu đồng trở lên trên Báo Đà Nẵng; gửi thơng báo về tình hình nợ đọng đến cơ quan chủ quản của các đơn vị nợ thuộc khối hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước; xúc tiến thủ tục khởi kiện các đơn vị nợ trên 1 tỷ đồng; phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử xử phạt theo quy định của pháp luật. Nhờ các giải pháp mạnh mẽ trên, tình hình nợ đọng tại Đà Nẵng đã có những chuyển biến tích cực, số tiền nợ đọng đã có chiều hướng giảm xuống nhanh chóng. Hầu hết các đơn vị khối hành chính sự nghiệp đã chuyển hết nợ; nhiều đơn vị đã trả trước một phần và cam kết thời hạn trả hết nợ.

Về giải quyết chi trả chế độ BHXH, từ 1997 - 6/2012, BHXH thành phố Đà

Nẵng đã tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt gần 15.000 hồ sơ hưởng chế độ BHXH hàng tháng, trên 35.000 hồ sơ hưởng chế độ BHXH một lần, gần 600.000 lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Hiện nay (6/2012), BHXH thành phố đang quản lý 35.157 người hưởng chế độ BHXH thường xuyên gồm: 29.564 hưu trí, 2.383 mất sức, 119 trợ cấp 91, 15 cán bộ xã, 741 tai nạn lai động và bệnh nghề nghiệp, 1.925 định xuất Tuất, 408 trợ cấp theo Quyết định 613... [6]. Công tác chi trả BHXH luôn được coi trọng và thường xuyên cải tiến nhằm phục vụ tốt nhất cho đối tượng. Việc trả lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên của đối tượng luôn đảm bảo nhận trước ngày 10 hàng tháng, chấm dứt hẳn tình trạng trả chậm lương hưu và trợ cấp BHXH như những năm trước 1997, đặc biệt khi nguồn chi trả từ quỹ BHXH tăng lên thì nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước được giảm dần. Từ năm 2007 đến nay chi trả gần 5 ngàn tỷ đồng, trong đó chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên bình quân hàng tháng 82 tỷ đồng. Riêng năm 2011 còn lập danh sách trợ cấp khó khăn cho hơn 20 ngàn người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH với số tiền gần 5 tỷ đồng theo Quyết định 471/2011/QĐ-CP của Chính phủ. Việc giải quyết và quản lý chi trả các chế độ BHXH được thực hiện trên phần mềm xét duyệt hồ sơ BHXH và phần mềm BHXH. Xét theo từng chế độ đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng được dư luận xã hội đồng tình hoan nghênh. Đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức về BHXH từ chỗ là chính sách xã hội do Ngân sách Nhà nước đảm bảo sang thực hiện chính sách BHXH, tự hạch tốn do quỹ BHXH đảm bảo, góp phần đáng kể giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước; tạo lập sự bình đẳng, cơng bằng giữa mọi loại hình lao động về nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH góp phần xây dựng một xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh; xoá bỏ sự phân biệt về chế độ BHXH giữa những người thuộc biên chế nhà nước và những người không thuộc biên chế nhà nước.

Tuy nhiên, trong q trình thực hiện vẫn cịn một số tồn tại vướng mắc cần được khắc phục đó là việc lạm dụng, khai thác quỹ BHXH thơng qua lập hồ sơ, thanh tốn các chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) vẫn còn diễn ra ở một số đơn vị (chủ yếu là các doanh nghiệp). Chế độ nghỉ dưỡng sức

phục hồi sức khỏe sau thai sản: Luật chỉ quy định sức khỏe yếu mà không yêu cầu hồ sơ chứng minh nên hầu hết các đơn vị sử dụng lao động đều giải quyết cho lao động nữ nghỉ chế độ thai sản hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Quy định về tiền lương bình quân ngày trong tháng để giải quyết chế độ ốm đau theo cơng thức lấy tiền lương đóng BHXH tháng liền kề chia cho 26 ngày là chưa phù hợp vì số ngày làm việc thực tế của một số khu vực hiện tại là 22 ngày. Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 83/NĐ-CP ngày 31/7/2008 về việc điều chỉnh tiền lương, tiền cơng đã đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động trả thường chậm nhiều tháng so với chế độ được hưởng.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w