Thực hiện chính sách Bảo trợ xã hộ

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 60)

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.2.4. Thực hiện chính sách Bảo trợ xã hộ

- Chính sách BTXH đối với trẻ em (trẻ em mờ cơi, trẻ em bị bỏ rơi,có hồn cảnh đặc biệt) và phụ nữ nghèo, bất hạnh

Theo Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, trên địa bàn thành phố có 224.669 trẻ em, chiếm tỷ lệ 25,33% dân số; Trong đó trẻ em có hồn cảnh khó khăn cần được trợ giúp 2.220 em chiếm tỷ lệ 1,00 % so với số trẻ em của thành phố.Trong những năm qua, cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả đáng kể, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Hiện nay, tồn thành phố có 2.104 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt; đến nay tỷ lệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được chăm sóc thơng qua các chương trình, dự án đạt 97,7%, tăng 1,2 lần so với năm 2006; 96,5% trẻ em khuyết tật, tàn tật được chăm sóc ni dưỡng tại gia đình và các Trung tâm BTXH. Có 11 cơ sở ni dạy trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đã tổ chức nuôi dạy cho gần 1.200 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị nhiễm chất độc... Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố cũng đã tích cực vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngồi với tổng kinh phí 5 năm hơn 20 tỷ đồng để hỗ trợ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí cho các em.

Hiện nay, ở Đà Nẵng, 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc, giúp đỡ từ chính sách của nhà nước, cộng đồng và các tổ chức quốc tế; 100% trẻ em trong các hộ nghèo được hưởng chính sách của Nhà nước về y tế và giáo dục; 100% trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục được hỗ trợ giúp đỡ; 97,7% trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được chăm sóc thơng qua các chương trình, dự án; 96,5% trẻ em khuyết tật, tàn tật được chăm sóc ni dưỡng tại gia đình và các Trung tâm BTXH [66]. Trước đây, theo Quyết định 19/2008/QĐ- UBND của thành phố trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn với mức từ 150.000 đồng/tháng đến mức 240.000 đồng/tháng cho trẻ em ở cộng đồng; 300.000 đồng/tháng đến 360.000 đồng/tháng đối với trẻ em nuôi dưỡng tại trung tâm. Thành phố quản lý và tạo điều kiện cho các tổ chức tài trợ để giúp đỡ, nuôi dưỡng 716 trẻ em ở các cơ sở BTXH với mức nuôi dưỡng 240.000 đồng đến 1.400.000 đồng/tháng. Trợ cấp cho những người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc diện hộ nghèo theo Quyết định 19/2008/QĐ-UBND với mức từ 150.000 đồng đến 180.000 đồng/tháng (xem bảng 1.12, Phụ lục 1).

Đến nay, theo Quyết định 07/2011/QĐ-UBND của thành phố, trẻ em mồ côi cha mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị tàn tật được hỗ trợ với mức từ 210.000 đồng/tháng đến mức 410.000 đồng/tháng ở cộng đồng. Ngồi ra, thơng qua các chương trình chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt; chương trình thực hiện QĐ 65/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS dựa và cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010”; chương trình mục tiêu quốc gia trợ giúp trẻ em có hồn cảnh khó khăn thành phố Đà Nẵng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em; quan hệ với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ huy động nhiều nguồn vốn tài trợ cho trẻ em ở cộng đồng như: Tổ chức SOS, HOLT, Hands of Hope, Sear, AOG, EMWF, Hội PNDC Nhật Bản, VNAH, FEM, Samarian’s Purse. Do đó, 100% trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được hỗ trợ giúp đỡ như học bổng, xe đạp, sách vở, phẫu thuật tim, phẫu thuật chỉnh hình, quà nhân dịp lễ tết... Riêng năm 2009, số kinh phí đã hỗ trợ cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn lên đến 28.084 triệu trong; trong đó, ngân sách trung ương: 248 triệu, ngân sách thành phố: 18.837,79 triệu, huy động cộng đồng: 8.998,00 triệu.

Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho bà mẹ và trẻ em, chương trình phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em thường xuyên được quan tâm đều khắp tại 100% xã, phường. Đến nay trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí đạt 98%, tăng gần 10% so với năm 2006; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 15,9% năm 2006 ước cịn 9,4% năm 2010; có 39/56 xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em; 29/56 xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em [68].

Hiện nay, Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch và triển khai vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em đến các quận huyện, xã phường. Trong năm 2011, Đà Nẵng đã ký kết dự án giúp đỡ trẻ em có hồn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố với các tổ chức AOGWR và SEAR với tổng kinh phí thực hiện 1,1 tỷ đồng. Mặt khác, thơng qua các hình thức vận động trực tiếp các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và thực hiện các chương trình dự án của các tổ chức phi chính phủ khác Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố đã vận động bằng tiền mặt và hiện vật trị giá gần 860 triệu đồng cho trẻ em khó khăn. Giúp 07 trẻ em phẫu thuật tim bẩm sinh; thực hiện chương trình ánh mắt trẻ thơ cho 27 trẻ em bị khuyết tật về mắt; tặng 08 xe bại não cho trẻ em bại liệt và giúp 45 trẻ em nghèo điều trị tại bệnh viện; trao 145 suất học bổng cho trẻ em con thương binh, trẻ em khuyết tật, trẻ em trong các hộ nghèo vượt khó học tập; trang bị 800 ghế phòng ăn cho học sinh trường giáo dưỡng số 3; tặng 665 phần quà gồm đồ dùng học tập, bảo hiểm học sinh và 155 xe đạp cho trẻ em nghèo nhân dịp năm học mới 2011 - 2012; cho 05 hội viên Hội người mù vay vốn chăn ni, sản xuất phát triển kinh tế gia đình; xây mới và sửa chữa 05 nhà tình thương cho trẻ em khó khăn; tổ chức các hoạt động vui chơi, tặng quà cho hơn 1.000 trẻ em khó khăn nhân các dịp lễ, tết...

Đáng chú ý đối với công tác này là hoạt động của Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ

em nghèo bất hạnh thành phố (được thành lập ngày 8 tháng 11 năm 2002) - đây là

tổ chức xã hội có tính “đặc thù” của Đà Nẵng và đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu ASXH ở thành phố: Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, nhiều trẻ em trên địa bàn thành phố bị bệnh tim bẩm sinh do nhà nghèo khơng có tiền chữa trị, nhiều gia đình chỉ biết ôm con ngồi khóc, trông chờ vào phép mầu kỳ diệu; thấu hiểu nỗi bất hạnh của phụ nữ nghèo, khơng chỉ có bệnh tật mà cịn nhiều nỗi bất hạnh khác về kinh tế, bức xúc về nhà ở..., Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh thành phố Đà

Nẵng được thành lập với nhiệm vụ: Vận động tài trợ giúp đỡ phụ nữ và trẻ em nghèo trên địa bàn thành phố. 10 năm qua (2002 - 2012), Hội bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh thành phố với hai chương trình trọng tâm: Chữa bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo bất hạnh và hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em nghèo tại cộng đồng, Hội đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của thành phố.Với chương trình hỗ trợ chữa bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em, 10 năm qua, Hội đã giúp 607 em được phẫu thuật tim với kinh phí hơn 25 tỷ đồng, thành quả mang lại là các em sau khi được phẫu thuật kịp thời đã khỏe mạnh, vui chơi, học hành như các bạn cùng trang lứa khác. Bên cạnh đó, Hội khơng chỉ dừng lại ở hỗ trợ phẫu thuật tim mà còn chủ động phối hợp với ngành y tế tổ chức khám sàng lọc để phát hiện bệnh tim ngay từ cơ sở. Đã có 10.999 em được khám sàng lọc, qua đó phát hiện 519 em bị bệnh tim, được Hội tổ chức cho gia đình đưa con em mình đến các bệnh viện để khám, xác định phác đồ điều trị, nếu bệnh viện quyết định giải phẫu thì Hội sẽ tiến hành các thủ tục nhanh gọn để các em được hỗ trợ kinh phí phẫu thuật kịp thời. Từ hiệu quả xã hội của chương trình này, Hội đã góp phần đưa Đà Nẵng trở thành một trong số rất ít các địa phương đã tầm sốt được bệnh tim cho trẻ em. Chương trình hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em tại cộng đồng cũng gặt hái được những hiệu quả thiết thực. Từ những ấp ủ, trăn trở ban đầu của lãnh đạo thành phố, với mong muốn Đà Nẵng có một Trung tâm chẩn đốn và phát hiện ung thư sớm cho phụ nữ, nên đã vận động Tập đoàn VinaCapital ủng hộ 1 triệu USD để xây dựng Trung tâm. Tuy nhiên, do chức năng hoạt động của Trung tâm không phù hợp với cơ chế ngồi cơng lập nên Hội đã đầu tư nâng cấp thành Bệnh viện Phụ nữ: Bệnh viện được khởi công xây dựng từ năm 2007, đến 19-5-2009 đi vào hoạt động. Lần đầu tiên tại Đà Nẵng có một bệnh viện chuyên khoa về phụ nữ, đây là điều mơ ước của rất nhiều chị em từ trước đến nay. Bệnh viện đi vào hoạt động với chức năng chính là khám phát hiện ung thư sớm cho phụ nữ Qua thời gian hoạt động, bệnh viện đã tổ chức khám tầm soát cho 1.037 chị, phát hiện và điều trị ung thư cho 148 lượt phụ nữ, với số tiền hơn 574 triệu đồng. Bệnh viện Phụ nữ cịn khám và điều trị các bệnh thơng thường khác cho hơn 92.000 lượt phụ nữ, có chế độ miễn, giảm viện phí cho phụ nữ nghèo khi đến khám và điều trị. Từ năm 2009 đến nay, đã thực hiện miễn, giảm viện phí cho 3.368 lượt phụ nữ với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Hai năm gần đây, Hội còn phối

hợp với ngành y tế tổ chức khám sàng lọc để phát hiện ung thư vú, tử cung cho phụ nữ nghèo ở cơ sở, đã tổ chức khám cho 14.062 chị, qua đó phát hiện 362 chị bị bệnh phụ khoa nặng giới thiệu đến Bệnh viện Phụ nữ khám và điều trị. Năm 2009, Hội Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh thành phố đã mở rộng hoạt động đến một đối tượng đặc biệt hơn, đó là bệnh nhân ung thư nghèo của khu vực miền Trung. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng thấu hiểu nỗi đau, sự tuyệt vọng của những bệnh nhân ung thư khi phát hiện bệnh đã ở vào giai đoạn cuối nên quyết tâm vận động sự đóng góp của tồn xã hội để đầu tư xây dựng tại Đà Nẵng một Bệnh viên Ung thư tầm cỡ khu vực. Ngày 28-3-2009, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng với quy mơ

500 giường bệnh đã chính thức được khởi công xây dựng. Sau 44 tháng quyết liệt từ vận động tài trợ trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn; vừa tiến hành các thủ tục xin cấp phép, vừa thiết kế, thi công, xây dựng; vừa tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị... đến nay bệnh viện cơ bản đã hồn thành, cuối tháng 11-2012 sẽ mở cửa đón tiếp bệnh nhân [54, tr.5].

- Chính sách bảo trợ đối với người cao tuổi

NCT thành phố Đà Nẵng phần lớn đã trải qua 2 cuộc kháng chiến, họ là những cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ, người có cơng với cách mạng, cán bộ lãnh đạo quản lý, nhà khoa học, công nhân, nơng dân... Họ khơng những có nhiều kinh nghiệm, tích luỹ nhiều kiến thức mà cịn là lớp người có cơng sinh thành, ni dưỡng, giáo dục các thế hệ con cháu, giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, truyền thống yêu quê hương, đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo số liệu thống kê đến tháng 5/2012, tồn thành phố có 73.275 NCT, chiếm tỷ lệ 7,5% so với tổng dân số. Trong đó có 14.999 cụ từ 80 tuổi trở lên đang hưởng TCXH; 245 cụ là lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa; 147 cụ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 5.569 cụ là cựu chiến binh; 746 cụ là cựu thanh niên xung phong, 4.182 thân nhân liệt sĩ, 17.507 cụ là cán bộ, hưu trí, mất sức đang được hưởng các chế độ chính sách người có cơng, chế độ BHXH và có mức sống tương đối ổn định [43]. Đa số NCT sống cùng con cháu, một số ít phải tự lực cánh sinh. Trong những năm gần đây, các hoạt động về NCT của thành phố đã được đẩy mạnh, phong trào thi đua yêu nước với chủ đề “Tuổi cao gương sáng” được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, sau khi Luật NCT có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý, chuẩn

mực đạo đức để Nhà nước, mọi người dân, gia đình NCT, cộng đồng xã hội cùng tham gia chăm sóc NCT.

Theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP quy định NCT từ 85 tuổi trở lên khơng có lương hưu hoặc trợ cấp BTXH được hưởng mức trợ cấp 120.000 đồng/tháng nhưng thành phố Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-HĐND của HĐND thành phố, UBND thành phố ban hành Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND trợ cấp cho NCT từ 85 tuổi trở lên khơng kể có thu nhập hay khơng có thu nhập khác và mua thẻ BHYT hằng năm (xem bảng 1.13, Phụ lục 1)

Đến tháng 7/2011, UBND thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND điều chỉnh mức trợ cấp đối với NCT. Thực hiện theo QĐ số 07/2011/QĐ-UBND so với Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ- CP, các mức hỗ trợ tăng 15% so với các mức quy định của Trung ương: NCT 80-89 tuổi (khơng có lương hưu hoặc trợ cấp BTXH): 210.000đ/tháng; NCT từ 90-94 tuổi: 210.000đ/tháng; NCT Từ 95- 99 tuổi: 230.000đ/tháng; NCT Từ 100 tuổi trở lên: 350.000đ/tháng; NCT không nơi nương tựa mức từ: 210-410.000đ/ng/tháng. Ngoài ra, NCT được mua thẻ BHYT hằng năm, chết được hỗ trợ mai táng phí 3.000.000đ/người. Nhìn chung, mục tiêu này đạt tỷ lệ 100%, NCT từ 80 tuổi trở lên theo các điều kiện quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP đều được giải quyết hưởng chế độ TCXH hàng tháng và được cấp thẻ BHYT miễn phí. Trước đó, UBND thành phố cũng đã ra Quyết định số 4270/QĐ-UBND ngày 20/5/2011của thành phố phê duyệt mức quà tặng, chúc thọ, mừng thọ cho NCT trên địa bàn thành phố.

Năm 2011, thành phố đã phân bổ cho ngành y tế trên 3 tỷ đồng để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT tại trạm y tế các xã phường. Hàng năm phối hợp Hội NCT các cấp tổ chức khám phát hiện bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho trên 10.000 lượt NCT. Đặc biệt Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng đã thành lập Khoa NCT - Bệnh nghề nghiệp từ năm 2001 với 50 giường và 12 cán bộ công chức tham gia phục vụ với đầy đủ trang thiết bị y tế, cán bộ được đào tạo chuyên khoa sâu về NCT. Hàng năm Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế thành phố tổ chức các lớp tập huấn chăm sóc NCT, cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho cán bộ y tế các địa phương. Bên cạnh đó cơng tác chăm sóc sức khỏe NCT cũng được lồng ghép trong triển khai Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng...

Các hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần của NCT được lãnh đạo thành phố quan tâm: Với chỉ tiêu 95% NCT được cải thiện về vật chất và tinh thần, nhằm phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao cho NCT, Thành phố đã xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao người cao, thành lập một số câu lạc bộ như Câu lạc bộ Thái Phiên (với nội dung hoạt động phục vụ báo chí, nghe báo cáo về tình hình thời sự trong

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w