Chủ trương, chính sách về An sinh xã hội của Đảng bộ, Chính quyền thành phố Đà Nẵng trong quá trình xây dựng và phát triển

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 43)

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Chủ trương, chính sách về An sinh xã hội của Đảng bộ, Chính quyền thành phố Đà Nẵng trong quá trình xây dựng và phát triển

quyền thành phố Đà Nẵng trong quá trình xây dựng và phát triển

- Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 được

Đại hội Đảng bộ thành phố XX xác định:

Tiếp tục đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, giữ vững ổn định chính trị, phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế nhanh và bền vững; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước; là trung tâm KT - XH của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả

nước, tạo nền tảng để xây dựng thành phố trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, Đà Nẵng trở thành một thành phố có mơi trường đơ thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hịa, thân thiện, an bình; một thành phố

hấp dẫn và đáng sống [25, tr.29].

Từ thực tiễn của thành phố và từ kinh nghiệm đúc kết được ở trong và ngoài nước, Thành ủy và UBND thành phố Đà Nẵng đã chọn phương thức vừa kết hợp hài hịa giữa phát triển tồn diện, đồng bộ với phát triển trọng điểm, giữa những vấn đề bức xúc hiện tại với những vấn đề phục vụ cho phát triển lâu dài, phát triển kinh tế phải gắn liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội và các chính sách ASXH cho người dân. Một trong những quan điểm phát triển được nêu trong Văn kiện ĐHĐB lần thứ XX của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng là: Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện

tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội [25, tr.87].Cụ thể là:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình “thành phố 5 không”, “thành phố 3

có”; giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc

sống của nhân dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương giúp đỡ các gia đình có hồn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật. Phát triển nghề công tác xã hội; xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, đa dạng, ngày càng mở rộng phù hợp với nhu cầu của nhân dân. Phát triển mạnh và đa dạng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện đồng bộ, tồn diện các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông - lâm - ngư, tiêu thụ sản phẩm...; xây dựng các đề án, giải pháp, mơ hình giảm nghèo, tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách xã hội; vận động tồn dân tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có cơng với nước; chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ những người cơ đơn, yếu thế, nghèo khó trong xã hội, tạo thuận lợi để họ vươn lên hoà nhập cộng đồng.

Tăng cường các cơ hội và dịch vụ kinh tế cho người khuyết tật. Hồn thành các chương trình xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp và học sinh, sinh viên. Giảm thiểu chênh lệch về mức sống, thu nhập giữa các vùng nông thôn, miền núi với thành thị. Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt đối với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Triển khai kế hoạch hành động quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình và xã hội về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; thực hiện các quyền trẻ em, bảo đảm cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc; tạo mơi trường an tồn, lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em [25, tr.108-111]. Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng nói: Trở thành một thành phố công nghiệp không chỉ đơn giản là tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP. Quan trọng hơn, đó phải là một sự chuyển đổi, phát triển toàn diện, sâu sắc; là chất lượng tăng trưởng kinh tế, là sức cạnh tranh, là hàm lượng chất xám, là giá trị gia tăng trong các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ; là phát triển công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên; là kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị phải đồng bộ, hiện đại; là xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của một xã hội lành mạnh, đầy ắp tình người, giàu tính nhân văn; là giảm thiểu tội phạm và tệ nạn xã hội, là thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là nâng cao mức sống của người dân, là đảm bảo đoàn kết, ổn định để tiếp tục phát triển [25, tr.10-11].

- Trên cơ sở định hướng đó, trong thời gian qua UBND thành phố đã cụ thể

hóa các chương trình ASXH nói trên thành các đề án, các quyết định như: Quyết định số 129/2000/QĐ-UB ngày 05/12/2000 về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình “Thành phố 5 khơng”: khơng có hộ đói, khơng có người mù chữ,

khơng có người lang thang xin ăn, khơng có người nghiện ma túy, khơng có giết người cướp của (xem Phụ lục 2). Đến tháng 6/2009, UBND thành phố đồng ý theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh các mục tiêu Chương trình “Thành phố 5 khơng” giai đoạn 2009-2015 - theo đó, mục tiêu của Chương trình

phố, Khơng có học sinh bỏ học ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, Khơng có người lang thang xin ăn, Khơng có người nghiện ma t trong cộng đồng, Khơng có giết người để cướp của. Nghị quyết số 1151/UBND-VP của HĐND thành phố Đà Nẵng ngày 26/7/2005 về thực hiện Chương trình xây dựng “Thành phố 3 có”: Có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa - văn minh đô thị (xem Phụ lục 3).Quyết định số 140/2005/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2005 phê duyệt Đề án đảm bảo có nhà ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2010. Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 17/3/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố. Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 17/3/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố. Quyết định số 9470/QĐ-UBND ngày 19/12/2009 về việc phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu “Khơng có hộ đặc biệt nghèo” đến năm 2015. Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 19/11/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng về chính sách trợ giúp bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 61/2008/QĐ- UBND ngày 31/12/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định về chính sách hỗ trợ người có cơng với cách mạng cải thiện nhà ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 3882/QĐ-UBND ngày 26/5/2009 phê duyệt Đề án xây dựng 7.000 căn hộ phục vụ chương trình có nhà ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 13/3/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy chế quản lý, sử dụng vốn ủy thác của ngân sách thành phố tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng để cho vay giải quyết việc làm đối với các đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa trên địa bàn thành phố. Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 19/7/2010 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc sửa đổi điều 1 Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 19/11/2008 của UBND thành phố về chính sách trợ giúp đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố. Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Quy định về trợ cấp thường xuyên, đột xuất đối với người có cơng với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo

có hồn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (ban hành kèm theo QĐ số 14/2009/QĐ-UBND ngày 30/5/2009 của UBND thành phố). Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố. Đề án Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2015 (ban hành kèm theo Quyết định số: 2644/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng - xem Phụ lục 4)

Các chương trình, nói trên đều có sự phân cơng trách nhiệm cụ thể trong quá trình thực hiện: Như để thực hiện mục tiêu của “Chương trình xây dựng thành

phố 5 khơng ; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng các hoạt động y tế, thể dục - thể thao” trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho các đơn vị, địa phương như sau: Sở

Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, địa

phương và các đoàn thể tổ chức thực hiện đề án về ""xóa đói giảm nghèo"" theo chuẩn mới đã được Hội đồng Nhân dân thành phố phê chuẩn, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả việc thực hiện đề án “khơng có người lang thang xin ăn”, đặc biệt ngăn chặn có hữu hiệu các hiện tượng ăn xin trá hình. Nghiên cứu đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành Qui chế cai nghiện tập trung và quản lý sau cai ma túy tại cộng đồng. Vận động và có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp tiếp nhận lao động sau cai hoặc đầu tư tổ chức lao động tại chỗ nhằm giải quyết việc làm cho người nghiện ma túy đã qua thời gian cai nghiện, thử thách.

Công an thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Cơng an các cấp tập trung thực hiện tốt

cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, đặc biệt chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ phịng ngừa, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với tội phạm giết người để cướp của; tội phạm và tệ nạn ma túy xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Sở Y tế có trách nhiệm vừa tổ chức xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại, vừa đề xuất có chính sách riêng thu hút những thầy thuốc giỏi về phục vụ cho thành phố. Trước mắt tự đào tạo nguồn cán bộ hiện có để đáp ứng yêu cầu đặt ra, nhất là giáo dục về y đức cho đội ngũ Y, Bác sĩ. Vừa chú trọng y tế chuyên sâu, vừa quan tâm nâng cao chất lượng của hoạt động y tế cộng đồng, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Kịp thời tham mưu đề xuất biện pháp dập tắt các bệnh dịch mới phát sinh, tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, đặc biệt quan tâm xử lý triệt để nước và rác thải y tế. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kết quả và nhiệm vụ của chương trình. Theo dõi chỉ đạo đội 814 hoạt động mạnh và hiệu quả hơn để góp phần phịng chống các sản phẩm hóa phẩm đồi trụy và các tệ nạn xã hội. Sở Tài chính có trách nhiệm giúp Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo quản lý, đẩy mạnh các cơng trình xây dựng cơ bản phục vụ cho việc thực hiện Chương trình. Đồng thời, nghiên cứu cân đối ngân sách để phân bổ cho từng ngành, từng cấp phục vụ các nhiệm vụ có liên quan về tài chính trong chương trình này. Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các phòng trực thuộc có liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường thực hiện tốt chương trình. Đặc biệt chú trọng đến tình hình "khơng có người lang thang xin ăn”, “khơng có người nghiện ma túy trong cộng đồng”, “khơng có giết người để cướp của” trên địa bàn xã, phường, quận, huyện. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, quận, huyện có liên

quan để lồng ghép các chương trình hoạt động, các phong trào cụ thể nhằm thực hiện tốt Chương trình xây dựng “thành phố 5 khơng”; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng các hoạt động y tế, thể dục - thể thao” nhằm góp phần đưa đời sống tinh thần của nhân dân thành phố từng bước đi lên, thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển cao và bền vững.

Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu và những giải pháp công tác lớn cũng như phân công trách nhiệm cụ thể trong chương trình. Ủy ban nhân dân thành phố

các quận, huyện, các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai nghiêm túc chương trình của Ủy ban nhân dân thành phố và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Chương trình này ở địa phương, đơn vị mình. Định kỳ, quí, 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân thành phố để theo dõi, chỉ đạo và 3 hoặc 5 năm năm tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm - Từ những chủ trương, chính sách nói trên, tiến bộ và cơng bằng xã hội

luôn được chú trọng trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, nhiều chính sách ASXH đậm tính nhân văn được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt ở thành phố Đà Nẵng: Chương trình “thành phố 5 không” cơ bản hồn thành; chương trình “thành phố 3 có” đạt một số kết quả bước đầu. Các đối tượng chính sách được quan

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w