Tăng cường các hoạt động hỗ trợ xã hội theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 106)

ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.3.6. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ xã hội theo hướng bền vững

- Củng cố, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề; xây dựng và triển khai Đề án phát triển thị trường lao động. Phấn đấu đến 2020, giảm tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%. Đẩy mạnh đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho các ĐTCS nhằm giúp họ có được cơ hội tốt hơn khi tếp cận với thị trường lao động

Để đảm bảo việc làm cho người dân thuộc ĐTCS, điều quan trọng đầu tiên là phải được trang bị kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế đối tượng thất nghiệp hoặc khơng có việc làm ổn định lại chủ yếu rơi vào những người lớn tuổi, những người dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, những người sức khỏe kém và một bộ phận nhỏ thanh niên lười lao động. Vì vậy, việc định hướng phát triển đào tạo nghề nhằm thực hiện chính sách ASXH cần quan tâm đến khía cạnh này. Bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, thanh niên trong diện di dời giải tỏa, con em các gia đình chính sách… Thành phố cũng cần cân nhắc để mở rộng đào tạo các nghề thích hợp cho những người lớn tuổi, những người tàn tật, những người có trình độ thấp…

- Triển khai Đề án có việc làm; đẩy mạnh hoạt động Chợ việc làm, sàn giao dịch, các chính sách đặc thù cho đối tượng yếu thế, thanh niên, lao động di dời giải toả, lao động mất việc làm, lao động nhập cư… Xây dựng các chương trình hỗ trợ việc làm cho các ĐTCS, đối tượng cần sự trợ giúp của xã hội theo hướng gắn với cộng đồng dân cư nơi sinh sống. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư mở rộng ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ việc làm.

Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác hỗ trợ tìm việc làm cho các đối tượng lao động trong diện chính sách theo hướng cải tiến bằng cách mở rộng hoạt động giới thiệu việc làm xuống tận cơ sở dựa vào cộng đồng. Các ĐTCS có nhu cầu việc làm sẽ đăng ký với những nhân viên hoạt động xã hội tình nguyện tại các khu dân cư. Cộng đồng dân cư sẽ xem xét nhân thân, khả năng tay nghề, tinh thần chịu khó… để

có kế hoạch hỗ trợ, giúp họ khắc phục các hạn chế, làm tăng khả năng tiếp cận việc làm cho họ. Thành phố cần có cơ chế khuyến khích, vận động các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động hỗ trợ này bằng việc ưu tiên sắp xếp việc làm cho các đối tượng này nếu họ đáp ứng yêu cầu của công việc. Cách làm này thực chất là giúp giải quyết vấn đề ASXH cho các ĐTCS của thành phố nhưng không tạo ra quá nhiều cơ hội việc làm cho dòng lao động nhập cư từ các địa phương khác, giảm được áp lực về việc làm và các vấn đề xã hội khác như giao thông, nhà ở, y tế…

Đối với lao động hàm lượng chất xám cao, phục vụ cho mục tiêu CNH, HĐH thành phố sẽ sử dụng cách kênh thu hút theo hướng thu hút nhân tài vì đây khơng phải là đối tượng chính của các chương trình ASXH.

- Đẩy mạnh các chương trình huấn luyện, tư vấn nhằm tăng cường kỹ năng tự tổ chức và làm chủ cuộc sống cho các đối tượng dễ bị tổn thương. Khó khăn lớn nhất của các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, đối tượng chính của hệ thống ASXH đó là khả năng làm chủ cuộc sống, khả năng quản lý gia đình và năng lực quan hệ xã hội yếu kém. Chính điều này đã làm tăng nguy cơ bị tổn thương, gây khó khăn cho việc hỗ trợ họ thốt khỏi tình trạng đói nghèo, bệnh tật, thất nghiệp, rủi ro…

Do đó, muốn xây dựng hệ thống ASXH bền vững, trước tiên phải giúp người nghèo phá bỏ tư tưởng an phận và cam chịu, khơng biết đấu tranh với xã hội, với chính mình để vượt lên thốt nghèo. Cần nhận thức rằng, kiểu giúp người nghèo bằng cách “cầm tay chỉ việc”, “cho con cá” như lâu nay vẫn làm thường chỉ mang lại kết quả tức thì. Tuy nhiên, khi thành phố “bỏ tay ra”, người nghèo “ăn hết cá” thì “đâu lại vào đấy”, vì phần lớn người nghèo khơng tự duy trì được kết quả đó. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải khơi dậy sức mạnh nội lực của người dân, phải dạy cho họ kĩ năng sống cần thiết để họ trụ được trước sự xô đẩy của cơ chế thị trường, tự vươn lên thoát nghèo một cách bền vững nhất. Tức là phải “cho họ cái cần” và “dạy cho họ cách câu cá”. Muốn vậy, thành phố cần đầu tư nghiên cứu và triển khai các chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm tăng cường kỹ năng sống, kỹ năng vượt qua khủng hoảng cho các bộ phận dân cư, đặc biệt là đối tượng dân nghèo hoặc có hồn cảnh khó khăn nhằm giúp họ có năng lực tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Khi họ đã giàu lên rồi, thì tự khắc những vấn đề khác như nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, tiếp cận các dịch vụ xã hội… cũng sẽ từng bước được giải quyết.

- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhằm tăng khả năng tiếp cận nhà ở của các đối tượng gia đình nghèo diện chính sách như gia đình liệt sĩ, thương binh, người có cơng với cách mạng; các đối tượng tật nguyền vì chiến tranh, vì chất độc da cam, những người mất khả năng lao động lâu dài... Tập trung các nguồn tài chính, giải quyết dứt điểm vấn đề nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi và các đối tượng khơng có khả năng tự giải quyết được chỗ ở. Bởi vì, cùng với cơng ăn việc làm, chỗ ở ổn định, lâu dài cho người dân được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của ASXH. Trong những năm đến, khi tốc độ đơ thị hóa tiếp tục được đẩy lên cao, dân số ngày càng tăng, thành phố tiếp tục được mở rộng thì vấn đề nhà ở cho người dân, đặc biệt là dân nghèo và các ĐTCS ngày càng trở nên cấp bách.

- Hình thành Quỹ phát triển nhà ở xã hội thành phố để tạo cơ hội được thuê hoặc mua nhà với giá rẻ cho người có thu nhập thấp. Xuất phát từ mục tiêu xây dựng nhà ở cho những người có thu nhập trung bình và thấp, khơng vì lợi nhuận, nên việc hình thành Quỹ phát triển nhà của thành phố là hoàn toàn hợp lý. Thực tế đối tượng người có thu nhập thấp khó khăn trọng việc tự lo liệu về mặt tài chính để thực hiện ước mơ có nhà của mình. Sự hạn chế về ngân sách của thành phố trong việc hỗ trợ cho đối tượng hưởng ưu đãi cũng như khuyến khích tài chính cho các doanh nghiệp tham gia cung ứng nhà cho người có thu nhập thấp làm cản trở việc đẩy nhanh giải quyết vấn đề này. Về lâu dài, để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động này cần phải hình thành quỹ phát triển nhà của Thành phố. Quỹ phát triển nhà hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn, lấy mục tiêu phục vụ làm chính nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi. Ngồi việc cho vay thanh tốn tiền mua nhà, Quỹ còn hỗ trợ đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng để tạo ra quỹ đất sạch giao cho các đơn vị cung ứng dịch vụ nhà giá rẻ cho người thu nhập thấp đầu tư xây nhà để bán, hoặc cho th. Phần vốn này khơng có khả năng thu hồi nên sẽ được bù đắp bởi nguồn vốn ngân sách bổ sung hàng năm từ nguồn thu khai thác quỹ đất.

- Xúc tiến “Chương trình tiết kiệm phát triển nhà ở” nhằm tạo điều kiện cho dân nghèo, các đối tượng có thu nhập thấp tiếp cận với các nguồn tài chính nhằm tự giải quyết vấn đề nhà ở: Xuất phát từ mục tiêu xây dựng nhà ở cho những người có thu nhập trung bình và thấp, khơng vì lợi nhuận, thành phố Đà Nẵng nên nghiên cứu và xúc tiến “Chương trình Tiết kiệm nhà ở”. Mọi người dân Thành phố có nhu cầu

về nhà ở nếu tự nguyện đều có thể trở thành thành viên tiết kiệm của Chương trình. Thành viên tiết kiệm của Chương trình Tiết kiệm nhà ở được quyền biết thông tin về những dự án xây dựng nhà của Chương trình Tiết kiệm nhà ở (đăng cơng khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang Web của Chương trình Tiết kiệm nhà ở), được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm và vay tiền mua nhà theo quy định của ngân hàng đối tác của Chương trình Tiết kiệm nhà ở.

- Huy động mọi thành phần xã hội tham gia vào chương trình nhà ở cho người nghèo và các đối tượng xã hội khác: Đối với các ĐTCS, những người neo đơn, tàn tật và những người vì các nguyên nhân khác nhau mà khơng thể có khả năng tự tạo dựng cho mình 01 căn nhà. Lúc này vai trị hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng sẽ là yếu tố quyết định. Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước và

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w