Nhận thức và quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề An sinh xã hội trong thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 31)

xã hội trong thời kỳ đổi mới

+ Trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã từng bước nhận thức và quan trọng hơn đã tìm được những biện pháp, bước đi để xử lý biện chứng mối quan hệ phát triển kinh tế với việc thực hiện chính sách xã hội (bảo đảm công bằng xã hội, ASXH, tiến bộ xã hội): Tại Đại hội VI (1986) đến Đại hội VIII (1996) Đảng ta đã chính thức khẳng định một số quan điểm chỉ đạo “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển” [28, tr.113]. Đến Đại hội IX của Đảng chủ trương này trở thành một định hướng chiến lược để phát triển bền vững đất nước: “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường… Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và ASXH...” [29, tr.104-107, 163]. Đến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Kết hợp giữa các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước và từng địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế...” [30, tr.110]. Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, “Bảo đảm ASXH” được khẳng định với tư cách là nội dung cấu thành của một trong 11 chủ đề chính của Báo cáo chính trị, và “Phát triển hệ thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả” [31, tr.125] cũng được xem là một trong những nội dung hợp thành của sự định hướng về “Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hịa với phát triển kinh tế” trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Đặc biệt, tại

Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Khóa XI, Đảng ta đã ban hành nghị quyết “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”. Nghị quyết nhấn mạnh:

Chính sách xã hội có vai trị đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ… Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có cơng và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội… [32, tr.105-107].

Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020.Nghị quyết đã chỉ rõ ưu điểm, hạn chế của công tác bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian qua; đồng thời chỉ rõ mục tiêu cần phấn đấu là: Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [8].

+Trên quan điểm của Đảng, hệ thống chính sách An sinh xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới được Nhà nước thể chế hóa bằng những văn bản có giá trị pháp lý qua từng chặng đường phát triển trong quá trình đổi mới:

- Về chính sách Bảo hiểm xã hội: Trên phương diện hệ thống chính sách, đây

là giai đoạn phát triển nhất của chính sách BHXH với sự ra đời của một loạt các văn bản có giá trị pháp lý cao như: Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội Đồng Bộ trưởng về trợ cấp đối với cơng nhân viên chức hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội; Nghị định số 43/CP ngày

22/6/1993 của chính phủ quy định tạm thời chế độ BHXH… Sự ra đời của Bộ luật lao động năm 1994 có ý nghĩa to lớn trong việc thể chế hóa các quy định pháp luật về lao động. Trên cơ sở Bộ Luật lao động, Chính phủ ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHXH; nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của chính phủ ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan. Binh sĩ quân đội nhân dân và Công an nhân dân; Nghị định số 5-/CP ngày 26/7/1995 của chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH; Nghị định số 94/1999/NĐ-CP ngày 8/9/1999 của chính phủ sữa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân dội nhân dân và công an nhân dân. Đáp ứng yêu cầu của điều kiện KTTT, đảm bảo hơn nữa quyền của người lao động, ngày 2/4/2002 tại kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa X đã thông qua đã thông qua Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 1994, có hiệu lực ngày 01/01/2003. Theo đó, phạm vi đối tượng và chế độ bảo hiểm được mở rộng nhằm bảo vệ hơn nữa người lao động trong quan hệ lao động. Đặc biệt đến năm 2006, BHXH chính thức được luật hóa bằng Luật BHXH. Điều đó đã tạo hành lang pháp lý cho BHXH khơng ngừng phát triển và hồn thiện.

Về chính sách Bảo hiểm y tế: Những năm gần đây các quy định về BHYT thể

hiện chủ yếu trong các văn bản sau đây: Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của chính phủ ban hành Điều lệ BHYT; Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24/8/2005 của liên bộ Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện; Quyết định số 36/2005/QĐ-BYT ngày 31/10/2995 của Bộ Y tế ban hành danh mục kỹ thuật cao, chi phí lớn được BHXH thanh toán; và các văn bản khác về các vấn đề có liên quan tới BHYT như: cơng tác giám định, quản lý quỹ BHYT, kế toán, hạch toán…Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XII, ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã thông qua Luật BHYT. Cùng với Luật BHXH, đây là hai văn bản thể chế hóa ở mức cao nhất hai bộ phận quan trọng của hệ thống chính sách ASXH ở nước ta.

Nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp luật BHXH, BHYT giai đoạn hiện nay tương đối hồn thiện, có giá trị pháp lý cao, đáp ứng được yêu cầu, nguyện

vọng của người lao động. Phạm vi đối tượng được mở rộng nhiều so với giai đoạn trước với hai loại hình bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện. Các chế độ BHXH giai đoạn này bao gồm trợ cấp đau ốm, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. So với giai đoạn trước chúng ta giảm đi một chế độ là trợ cấp mất sức lao động nhưng khơng có nghĩa là thu hẹp lại phạm vi đối tượng vì đã được tính tốn vào các chế độ khác.

- Về chính sách trợ giúp xã hội: Trong những năm đổi mới, Nhà nước đã ban

hành nhiều văn bản pháp luật về trợ giúp xã hội, trong đó một số văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như: Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ trong đó có quy định điều chỉnh chế độ trợ cấp và mức lương hưu đối với các ĐTCS xã hội; Pháp lệnh về người tàn tật số 06/1998/PL-UBTNQH10 ngày 30/7/1998; Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật; Pháp lệnh NCT số 23/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000; Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 ngày của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH. Các văn bản pháp luật đã quy định rõ phạm vi hưởng, đối tượng, chế độ, nguồn tài chính thực hiện cứu trợ xã hội thường xuyên và cứu trợ xã hội đột xuất làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện trợ giúp xã hội ở nước ta.

- Về chính sách ưu đãi xã hội: Những năm qua, các văn bản pháp luật về

chính sách ưu đãi xã hội ngày càng được bổ sung, hồn thiện. Hai văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng năm 2005, sữa đổi, bổ sung năm 2007 và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 1994, cùng một loạt các nghị định, thông tư khác để hướng dẫn thi hành hai pháp lệnh này như quy định danh hiệu vinh dự nhà nước bà mẹ Việt Nam, Nghị định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều lệ xây dựng và quản lý quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã quy định rõ đối tượng và chế độ ưu đãi xã hội.

Chiến lược ASXH Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ 6 mục tiêu lớn:

Thứ nhất, tăng cường tính bình đẳng trong thị trường lao động thông qua hỗ trợ tốt

hơn người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương tham gia đào tạo, có việc làm, nâng cao điều kiện làm việc và cải thiện cuộc sống, mở rộng tỷ lệ tham gia bảo hiểm tự nguyện. Thứ hai, phát triển hệ thống BHXH tiên tiến, mở rộng phạm vi, đối

tượng tham gia vào BHXH tự nguyện, quỹ BHXH được bảo đảm an toàn và phát triển, mức hưởng được cải thiện. Thứ ba, tăng cường hiệu quả chăm sóc y tế cơng. Thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân từ năm 2014, cải thiện hoạt động chăm sóc y tế để mọi người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng dân tộc, miền núi dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thứ tư, phát triển hệ thống trợ giúp xã hội linh hoạt, ứng phó kịp thời với các biến cố, rủi ro. Mở rộng các nhóm đối tượng thụ hưởng đến tồn bộ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Thứ năm, thực hiện giảm nghèo bền vững, ngăn chặn gia tăng bất bình đẳng. Kiểm sốt bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư, vùng về thu nhập và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, hưởng lợi từ các chương trình đầu tư phát triển, giảm nghèo trong từng vùng, từng khu vực. Bảo vệ có hiệu quả các trẻ em và phụ nữ nghèo, dễ bị tổn thương, bị lạm dụng. Thứ sáu, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ xã hội tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tăng cường tiếp cận của người di dân đến dịch vụ xã hội tại các đô thị.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w