Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể và cơ sở; sơ kết, tổng kết

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 108 - 115)

ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể và cơ sở; sơ kết, tổng kết

an sinh xã hội ở tất cả các cấp, các ngành, đồn thể và cơ sở; sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ an sinh xã hội

- Bất cứ việc triển khai thực thi chính sách ASXH nào thì cũng phải kiểm tra, đơn đốc để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Việc kiểm tra này nếu được tiến hành thường xuyên thì sẽ giúp chính quyền, các nhà quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính sách từ đó có những kết luận chính xác về chính sách và giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hồn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách. Thực tế việc thực thi chính sách ASXH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã cho thấy tầm quan trọng của công tác này: Như khi thực hiện chương trình có nhà ở với Đề án “Xây dựng 7.000 căn hộ phục vụ chương trình có nhà ở cho nhân dân

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” việc kiểm tra, giám sát chất lượng trong thiết kế, thi

công, tiến độ xây dựng nhà ở xã hội được UBND thành phố giám sát chặt chẽ; vì vậy chất lượng và tiến độ thi cơng các cơng trình ln đảm bảo. Tuy nhiên, do những bất cập (về đầu mối quản lý) và không kịp thời trong việc giám sát công tác quản lý cho thuê nhà ở xã hội nên tình trạng bán, sang nhượng trái phép đã xảy ra trong một thời gian dài (đầu năm 2012, qua kiểm tra 22 khu chung cư với 3.287 căn hộ thì có đến 1.073 hộ đã bán nhà, 177 căn hộ cho thuê lại và 80 căn hộ cho ở nhờ. Ngồi ra, cịn có thêm 53 căn hộ được cho người khác “ở tạm”, 63 căn phịng bỏ trống khơng sử dụng, 6 căn hộ bị chiếm ở trái phép. Thực trạng trên cho thấy đã có 1.446 căn hộ sử dụng khơng đúng mục đích, chiếm trên 50% số căn hộ chung cư đã bố trí [98, tr.70]...). Trong việc thực thi Chương trình “Thành phố 5 không”, định kỳ 6 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm...UBND các cấp đã có tổng kết, đánh giá việc thực hiện 5 khơng, có khen thưởng động viên thích đáng đồng thời rút kinh nghiệm để giải quyết những vướng mắc khó khăn trong q trình thực hiện; đã đưa mục tiêu 5 không như một tiêu chuẩn đánh giá về thi đua và danh hiệu gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa, thơn, tổ văn hóa trong cuộc vận động Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa.

- Việc tổng kết thực thi chính sách là giai đoạn đo lường các chi phí, kết quả của việc thực hiện chính sách và các tác động thực tế của chính sách trong q trình thực hiện mục tiêu chính sách, từ đó xác định hiệu quả của một chính sách trong thực tế. Trên cơ sở kết quả của việc tổng kết đánh giá chính sách, các cơ quan nhà nước có thể đưa ra những điều chỉnh chính sách nếu thấy cần thiết - các cơ quan này có

thể bổ sung mục tiêu, thay đổi, hoặc điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp, thậm chí có thể quyết định tiếp tục theo đuổi mục tiêu hay chấm dứt sự tồn tại của chính sách:

Ở thành phố Đà Nẵng; tùy theo quy mơ, tính chất, mục tiêu, lộ trình của mỗi chương trình, đề án liên quan đến việc thực thi chính sách ASXH và tùy theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn…; các ơ quan hữu trách đã thường xuyên sơ kết, tổng kết định kỳ (6 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm…) để kịp thời điều chỉnh, bổ sung mục tiêu cho phù hợp với điều kiện thực tiễn: Như tiêu chí “khơng có hộ nghèo theo chuẩn thành phố” trong chương trình “5 khơng” đã được điều chỉnh theo từng giai đoạn 2000 - 2004, 2005 - 2008, 2009 - 2012 (mức chuẩn 400.000 đ/ng/tháng đối với nông thôn, 500.000 đ/ng/tháng đối với thành thị), 2013 - 2017 (mức chuẩn 600.000 đ/ng/tháng đối với nông thôn, 800.000 đ/người/tháng đối với thành thị). Với chương trình “thành phố 5 không” theo Quyết định số 129/2000/QĐ-UB ngày 05/12/2000 là: khơng có hộ đói, khơng có người mù chữ,

khơng có người lang thang xin ăn, khơng có người nghiện ma túy, khơng có giết

người cướp của. Nhưng đến tháng 6/2009, sau khi tổng kết, UBND thành phố đã kịp thời điều chỉnh các mục tiêu chương trình “thành phố 5 khơng” giai đoạn 2009-2015 là: Khơng có hộ nghèo theo chuẩn thành phố, Khơng có học sinh bỏ học ở cấp Tiểu

học và Trung học cơ sở, Khơng có người lang thang xin ăn, Khơng có người nghiện ma

tuý trong cộng đồng, Khơng có giết người để cướp của. Với Chương trình “ Thành phố 3 có” và Đề án “Có nhà ở”, vừa qua do thị trường bất động sản và chung cư đóng

băng; qua khảo sát và tổng kết, UBND thành phố đã quyết định mua lại tất cả các căn hộ chung cư của các nhà đầu tư và bán cho cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước với giá ưu đãi (các cán bộ công chức có nhu cầu đăng ký mua căn hộ chung cư sẽ được chia ra thành 2 nhóm đối tượng: đối tượng 1 là các cán bộ công chức thuộc diện thu hút nguồn nhân lực của thành phố, hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố - chưa được hưởng các chế độ chính sách về nhà ở, đất ở); đối tượng 2 là các cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc khối Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội - đã lập gia đình, có hộ khẩu tại Đà Nẵng, chưa có nhà ở. Giá bán bình qn căn hộ chung cư là 5.246.900 đồng/m2, có sử dụng hệ số K theo vị trí tầng. Người mua nộp trước 50% giá bán căn hộ ngay khi ký hợp đồng, 50% còn lại trả chậm trong vòng 9 năm theo phân kỳ với lãi suất ưu đãi của Quỹ

Đầu tư phát triển thành phố. Nếu người mua nộp đủ 100% giá bán căn hộ ngay khi ký hợp đồng thì được tính theo giá 5.000.000 đồng/m2). Hoặc khi triển khai Đề án “Giải quyết việc làm cho người lao động...”: Các Sở, Ngành, UBND các quận, huyện đã có kế hoạch và thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình việc làm; thất nghiệp trong lĩnh vực và trên địa bàn; báo cáo kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho UBND thành phố (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện cho UBND thành phố (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Thời gian gửi báo cáo: 6 tháng đầu năm vào ngày 15/6; cả năm vào ngày 15/12 hàng năm và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND thành phố (định kỳ 6 tháng vào ngày 25/6 và cả năm vào ngày 25/12 hàng năm) để UBND thành phố tổng kết, rút kinh nghiệm...

KẾT LUẬN

Chính sách xã hội đúng đắn, cơng bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và cơng bằng xã hội, bảo đảm ASXH trong từng bước và từng chính sách phát triển là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hịa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già…Trong những năm qua, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực, nhiều quyết sách đúng đắn để đẩy mạnh phát triển KT - XH của địa phương. Vì vậy, Đà Nẵng ln đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, liên tục và khá ổn định, các mặt trong đời sống xã hội tiến bộ rõ rệt, giải quyết tốt các chính sách ASXH, cơ sở hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ, đô thị được chỉnh trang và xây dựng theo hướng hiện đại và đang phấn đấu trở thành phấn đấu trở thành một trong những thành phố hài hịa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống [25, tr.29]. Kết quả về chính sách ASXH có thể thấy rõ qua chương trình: “Xây dựng “Thành phố 5 khơng”, “Thành phố 3 có”; xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng các hoạt động y tế, thể dục thể thao... ”. Tiến bộ và công bằng xã hội luôn được chú trọng trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, nhiều chính sách ASXH đậm tính nhân văn được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt: Đã bước đầu thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm tham gia vào các hoạt động cứu trợ xã hội. Số doanh nghiệp và người tham gia BHXH và BHYT bắt buộc ngày càng tăng và đã thu hút được số lượng đáng kể doanh nghiệp và người lao động đăng ký tham gia. Tỷ lệ tham gia BHYT hiện đạt ở mức cao so với cả nước. Các đối tượng chính sách được quan tâm chăm sóc chu đáo, các đối tượng xã hội được hỗ trợ ổn định đời sống. Tỷ lệ hộ nghèo ở thành phố đã liên tục giảm xuống và đã giải quyết được dứt điểm tình trạng người lang thang xin ăn, giảm thiểu tình trạng nghiện hút và buôn bán ma túy; an ninh xã hội được tăng cường. Các doanh nghiệp đã tích cực tham gia giải quyết việc làm

cho hơn 3 vạn lao động mỗi năm, triển khai hàng ngàn dự án giải quyết việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất, đào tạo nghề cho hàng vạn lao động. Chính sách ASXH trong những năm qua đã góp phần đáng kể trong việc ổn định đời sống của người lao động và những người là nạn nhân chất độc da cam, những người có hoàn cảnh éo le, những người gặp rủi ro, tai nạn lao động, những người mất việc làm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, những gia đình nghèo, các ĐTCS, thai sản, những người khơng chăm sóc được bản thân... có được cuộc sống ổn định. Thơng qua chính sách ASXH, nhiều gia đình đã tạo được nơi ở, nhờ an cư, đã từng bước lạc nghiệp, nhiều hộ bằng vốn hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, từ ngân hàng chính sách xã hội, đã vượt qua cảnh nghèo, vươn lên làm giàu; những người mãn hạn tù được tạo điều kiện vay vốn không lãi suất từ ngân sách thành phố để làm ăn sinh sống. Đà Nẵng là địa phương có tốc độ cải thiện điều kiện nhà ở cho dân cư nhanh nhất trong cả nước. Được hưởng lợi từ chính sách y tế, nhiều trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh và phụ nữ nghèo bị bệnh ung thư đều được chữa trị miễn phí hồn tồn, nhiều người đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, trở lại cuộc sống bình thường... Có thể nói rằng, trong bối cảnh ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, thành phố đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ASXH mang đậm tính nhân văn, tạo được sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân thành phố [25, tr.81].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thành phố Đà Nẵng cũng còn một số tồn tại, yếu kém cần được khắc phục là: Chưa có giải pháp tốt đối với một số vấn đề xã hội, trong đó có các vấn đề phát sinh trong q trình đơ thị hóa, cơng tác tái định cư còn một số nội dung phải tiếp tục quan tâm giải quyết; lĩnh vực văn hoá - xã hội có mặt cịn bức xúc do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận nhân dân cịn khó khăn [25, tr.77]. Hạn chế đó thể hiện rõ trên các lĩnh vực: Việc thực hiện ASXH mặc dù đã tạo được sự quan tâm nhất định của xã hội, nhưng chưa thật sự là phong trào sâu rộng của quần chúng nhân dân, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng trong xã hội nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực bổ sung để thực hiện các mục tiêu mà hệ thống ASXH hướng tới. Tỷ lệ người nghèo theo chuẩn mới của thành phố vẫn cịn lớn, số người khơng có việc làm vẫn cịn đông. Mặc dù thu nhập và mức sống của người dân thành phố có xu hướng tăng lên, tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo cũng ngày càng có sự cách biệt.

Tình trạng nợ BHXH, trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động của các doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người cao tuổi vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Mức giá nhà thu nhập thấp ở Đà Nẵng thấp hơn nhiều so với nhiều địa phương tuy nhiên, nhiều người thu nhập thấp vẫn khơng có khả năng mua nhà thu nhập thấp. Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân chưa được tốt, hệ thống y tế vẫn cịn bất cập, trong đó nhiều cơ sở y tế quá tải trong điều trị...

Để tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác ASXH, trong những năm đến Đà Nẵng cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, Chính quyền trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội thống nhất, đồng bộ, hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, nhóm cộng đồng, mọi người dân trong việc mở rộng hệ thống an sinh xã hội gắn với cộng đồng; tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia vào các chương trình ASXH do thành phố phát động, đặc biệt là các chương trình “Thành phố 05 khơng” và “Thành phố 03 có”, đề cao vai trị vận động, tập hợp và tổ chức của mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã hội khác trong việc thực hiện các mục tiêu ASXH; mở rộng hơn nữa việc cung ứng các dịch vụ BHXH, BHTN ra cộng đồng để thu hút đông đảo người dân thành phố tham gia; tăng cường khả năng tiếp cận và tham gia thị trường lao động cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; khuyến khích các hoạt động từ thiện trong xã hội nhằm tạo thêm nhiều kênh huy động tài chính phục vụ cho việc mở rộng hệ thống ASXH gắn với trách nhiệm cộng đồng; cải tiến phương cách thực hiện nhằm giải quyết bền vững vấn đề nhà ở cho người dân nghèo và các ĐTCS; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, động viên các doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện trách nhiệm ASXH; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ASXH ở tất cả các cấp, các ngành, đồn thể và cơ sở; sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ ASXH.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 108 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w