Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, nhóm cộng đồng, mọi người dân trong việc

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 89)

ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, nhóm cộng đồng, mọi người dân trong việc

mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, nhóm cộng đồng, mọi người dân trong việc mở rộng hệ thống an sinh xã hội gắn với cộng đồng

sách sẽ không thể nào đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, việc phát huy sức mạnh tổng hợp dựa trên sự đồng thuận cao của xã hội là điều cần thiết. Trong những năm qua, các chương trình “05 khơng”; “03 có” của Thành phố đã nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện vẫn chủ yếu là việc của “Nhà nước” chứ người dân chưa thật sự xem là việc của cộng đồng. Để làm cho việc thực hiện các chương trình này thật sự là phong trào sâu rộng của quần chúng nhân dân, cần chú ý các biện pháp sau:

- Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân, làm cho tinh thần tương thân tương ái, tinh thần cộng đồng phải được nâng cao và vững chắc. Thực tế qua khảo sát đối với dân cư trên địa bàn Thành phố cho thấy, công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các phong trào lớn của chính quyền Thành phố trong thời gian qua vẫn cịn những bất cập. Vì vậy, việc phải tăng cường cơng tác truyền thơng nhằm tạo bầu khơng khí hiểu biết, đồng thuận và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động mang tính chất ASXH của mọi người dân Thành phố trong tương lai là rất quan trọng - đặc biệt, đối với các chương trình “Thành phố 05 khơng” và “Thành phố 03 có” và “Thành phố đáng sống”

Công tác tuyên truyền, vận động phải thực sự đa đạng, phong phú và phù hợp với từng lợi hình, đối tượng trong hệ thống ASXH như: Tuyên truyền nội dung và mục tiêu của chương trình “05 khơng” và “03 có; tun truyền các chủ trương, chế độ chính sách và các loại hình bảo hiểm để người dân hiểu biết và lựa chọn - đặc biệt là về các Luật bảo hiểm để mọi người lao động và nhân dân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và chủ động tham gia BHXH, BHYT; tuyên truyền, động viên các doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện trách nhiệm ASXH; tuyên truyền về các chế độ chính sách đối với người bị nhiễm chất độc hóa học, người tàn tật và về các tấm gương nạn nhân vươn lên hòa nhập trong cuộc sống; tuyên truyền quốc tế để vận động nhiều nguồn lực và sự đồng thuận trong trợ giúp các nạn nhân chất độc da cam, người tần tật khắc phục khó khăn vươn lên hịa nhập trong cuộc sống; nêu gương và vinh danh người có nhiều cơng lao đóng góp trong việc thực hiện các hoạt động vì mục đích ASXH…

Việc tuyên truyền, vận động phải được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng; Báo Đà Nẵng, Cổng Thông tin điện tử thành phố...); gửi các tài liệu hướng dẫn nghiên cứu chính sách cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quan để tự nghiên cứu và xây dựng chương trình tham gia thực hiện chính sách; mở các lớp tập huấn tập trung để quán triệt, nghiên cứu các nội dung chính sách, bàn các giải pháp và phân cơng thực hiện (hình thức này phù hợp với các đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện chính sách)… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối với những đối tượng là người nghèo thành thị và nông thôn, phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người tàn tật và người dân tộc thiếu số… thường ít có thời gian, điều kiện để tiếp xúc với phương tiện truyền thơng đại chúng, tọa đàm…; vì vậy việc tuyên truyền, vận động tốt nhất là thông qua các tổ dân phố tại các khu dân cư. Cùng với các biện pháp tuyên truyền, vận động, thành phố cũng cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh, chế tài bằng pháp luật của chính quyền đối với các doanh nghiệp cố tình sai phạm, khơng chịu thực hiện trách nhiệm xã hội của mình (như chây lì trong việc đóng BHXH, BHYT cho người lao động).

- Để thực hiện vai trò tổ chức của các cấp chính quyền, cần nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết về pháp luật, về chủ trương, đường lối thực hành ASXH, năng lực quản lý, tổ chức và vận động của cán bộ chính quyền cơ sở, các cán bộ dân vận, giúp cho các đối tượng này có đủ khả năng để tuyên truyền, vận động và giải thích, tư vấn cho người dân. Để làm điều này, Thành phố cần có kết hoạch, chương trình cụ thể đào tạo bài bản cho số cán bộ làm công tác dân vận, công tác mặt trận và các đoàn thể về các kiến thức vận động quần chúng, kiến thức khơi dậy và phát động phong trào trong quần chúng.

- Cần đề cao vai trò vận động, tập hợp và tổ chức của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã hội khác trong việc thực hiện các mục tiêu ASXH. ASXH là chủ trương lớn của Đảng, chính quyền thành phố, tuy nhiên việc triển khai thực hiện chủ yếu lại dựa vào sự tự nguyện của người dân (trừ các loại bảo hiểm bắt buộc). Vì vậy, việc tập hợp, lơi kéo được người dân tích cực tham gia đóng vai trò them chốt trong việc đảm bảo thành cơng cho các chương trình. Khơng thể để vấn đề này dưới dạng tự phát vì rất dễ bị

lợi dụng để trục lợi hoặc bị các đối tượng thù địch sử dụng để tuyên truyền chống phá chế độ, chống phá nhà nước. Chính các tổ chức đồn thể xã hội trong đó đứng đầu là Mặt trận tổ quốc sẽ đóng vai trị là người chủ trì tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện trên địa bàn toàn thành phố. Muốn vậy, một mặt cần tăng cường năng lực quản lý điều hành, tổ chức cho Mặt trận (có cơ sở vật chất tốt, có con ngưịi năng động, có tài tổ chức, có khả năng vận động và thu hút các nhà hảo tâm tham gia). Nên chia các hoạt động quyên góp từ thiện ra thành 02 nhóm, nhóm các hoạt động thường xuyên và các hoạt động theo sự kiện. Đối với các hoạt động có tính chất ổn định, thường xun, Mặt trận nên đứng ra là người chủ trì, điều phối nhằm thống nhất đầu mối thực hiện để tránh chống chéo, dẫm đạp nhau. Đối với các hoạt động mang tính chất sự kiện, Mặt trận tham gia đối với tư cách là người điều phối và giám sát, các tổ chức hoặc cá nhân thực hiện sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

- Khuyến khích phát triển đa dạng, các mơ hình ASXH, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào cộng đồng, hỗ trợ phát triển các nhóm cộng đồng (các đồn thể địa phương, nhóm sở thích, nghiệp đồn, gia đình…) trở thành điểm tựa chống đỡ rủi ro cho các hộ nghèo, cận nghèo, các nhóm đối tượng đặc thù… vận động toàn xã hội tham gia các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “tương thân tương ái”, các hoạt động nhân đạo như: ngày vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa… Khuyến khích sự ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo ASXH.

- Nghiên cứu các hình thức khen thưởng đối với những tổ chức, các nhân làm tốt công tác An sinh xã hội: Hiện nay, các cá nhân, doanh

nghiệp, tổ chức làm tốt công tác ASXH cũng đã được xã hội thừa nhận và biểu dương. Tuy nhiên, các hình thức chính thức ở cấp nhà nước cịn rất ít và thiếu tính quảng bá. Do vậy, việc nghiên cứu để sớm ban hành một số danh hiệu cho việc khen tặng, vinh danh các nhà hoạt động từ thiện, hoạt động tài trợ, trợ giúp và cứu tế xã hội có tính khích lệ cao là cần thiết. Với tư cách là người bảo trợ chính, là người đại diện cho lợi ích của tồn thể dân chúng, chính quyền sẽ thực hiện chức năng này.Lãnh đạo chính quyền Thành phố nên bố trí thời gian gặp mặt các thành

phần nhiệt tình tham gia các chương trình ASXH tại các địa phương để khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần và thủ tục hành chính để phát huy khả năng của các đối tượng này. - Hình thành 1 kênh (hoặc chuyên mục truyền hình) và trang Web “Vì An sinh xã hội”: Trong hoạt động ASXH hiện nay, chưa có cơng cụ truyền thơng nhà nước chính thức nào để phục vụ cho mục đích này. Vì vậy, việc thành lập 1 kênh hoặc chuyên mục truyền hình chuyên về lĩnh vực ASXH là cần thiết. Nó sẽ là địa chỉ tin cậy để làm đầu mối kết nối các tấm lòng hảo tâm, các tổ chức từ thiện và tất cả cộng đồng xã hội cùng hướng đến lý tưởng cao đẹp “Vì người nghèo”. Kênh truyền hình cịn giúp phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phổ biến các kiến thức cần thiết để những người khó khăn có điều kiện vươn lên hoặc tiếp cận được với sự trợ giúp của xã hội; là nơi để tơn vinh các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho cơng tác xã hội… Đặc biệt, chú ý việc tiếp tục tuyên truyền về tính nhân văn của chương trình “05 khơng” và “03 có” nhằm tạo lập sự đồng thuận rất cao của người dân thành phố trong việc chung tay xây dựng thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống. Trang web chính thức của thành phố nên dành 01 mục chuyên đề về ASXH để thông tin và vinh danh những nhà hảo tâm, những người có nhiều nhiệt huyết cho sự nghiệp ASXH của

thành phố. 3.2.3. Phân công, phối hợp, duy

trì, điều chỉnh một cách đồng bộ, kịp thời trong việc thực hiện các giải pháp cụ thể trong hệ thống an sinh xã hội trên địa bàn thành phố

Hệ thống chính sách ASXH thường được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn với nhiều loại hình và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân cơng hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu chính sách ASXH là hết sức đa dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm, bởi vậy nên cần phối hợp các cấp, các ngành để triển khai chính sách một cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, vì duy trì ổn định. Để duy trì được chính sách địi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố như: chính quyền là người tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện và mổi trường để chính sách được thực thi tốt; đối với người chấp

hành chính sách phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc thực thi chính sách. Việc kịp thời điều chỉnh chính sách là cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức thực thi chính sách - việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu…Do đó; cần phân cơng, phối hợp, duy trì, điều chỉnh một cách đồng

bộ, kịp thời trong việc thực hiện các giải pháp cụ thể trong hệ thống an sinh xã hội (chính sách ưu đãi người có cơng, bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ xã hội và cơ chế tài chính) trên địa bàn thành phố:

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w