ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2.3.7. Các giải pháp về cơ chế tài chính cho phát triển an sinh xã hội của thành phố
thương”… đã được phát động và thực hiện rất tốt, vì vậy trong những năm đến cần tiết tục phát huy các nguồn lực này. Các doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ được ưu tiên trong việc lựa chọn để thực hiện các hợp đồng kinh doanh đối với Thành phố khi xét thầu, với tỷ trọng ưu tiên nhất định. Ngoài ra, các doanh nghiệp này sẽ được ưu tiên hỗ trợ, ưu tiên vay vốn nếu trong tương lai kinh doanh gặp khó khăn. Mức độ hỗ trợ tùy thuộc vào mức độ đóng góp cho xã hội trong quá khứ. Những gia đình có đóng góp nhiều cho cơng tác này, con cái sẽ được ưu tiên khi xét vào học tập tại các trường học của Thành phố…
3.2.3.7. Các giải pháp về cơ chế tài chính cho phát triển an sinh xã hội củathành phố thành phố
Trong các nội dung chi của ngân sách nhà nước, nội dung chi thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến ASXH ngoài mục tiêu chi cho giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thơng tin; chi đảm bảo xã hội có tính quyết định cho ASXH. Tuy nhiên cần phải có sự phân cấp về ngân sách cụ thể để phát huy hết hiệu quả của nguồn tài chính. Ngồi việc thực hiện tốt các khoản chi của ngân sách Trung ương như: Chi ưu đãi người có cơng cách mạng; chi các chương trình mục tiêu quốc gia; chi các khoản BHXH do ngân sách đảm bảo…; đối với ngân sách địa phương cần đảm bảo các khỏa chi sau:
- Chi đảm bảo xã hội: Ngoài các nội dung chi của ngân sách địa phương ảnh
hưởng gián tiếp và một phần trực tiếp đến ASXH như: Chi cho giáo dục, y tế, văn hóa, thơng tin... Chi đảm bảo xã hội là nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiến đến ASXH.Ngân sách địa phương đảm bảo phần lớn các khoản chi: TCXH, cứu trợ xã hội, mua BHYT, chi trả BHXH cho các đối tượng thuộc ngân sách đảm nhận; chi hỗ trợ người nghèo... Mỗi khoản chi có cơ chế riêng, nhưng chấp hành nghiêm chỉnh Luật Ngân sách và Luật Kế toán. Cụ thể:
+ Chi cứu trợ thường xuyên và 1 lần: Căn cứ vào chính sách, chế độ, mức chi, đối tượng đã được quy định, cấp cơ sở xã, phường quản lý danh sách; cấp huyện tổng hợp lập dự tốn (Phịng LĐ-TB&XH tổng hợp báo cáo Phịng tài chính - kế hoạch quận, huyện và Sở LĐ-TB&XH), UBND quận, huyện báo cáo Sở tài chính thẩm định dự tốn trình UBND, HĐND phê duyệt. Trên cơ sở dự tốn được phê duyệt; Phịng tài chính - kế hoạch phân bổ dự tốn cho Phịng LĐ-TB&XH để thực hiện chi trả và quyết tốn theo quy định. Phịng LĐ-TB&XH hợp đồng ủy thác cho UBND phường, xã và cán bộ chi trả để chi trả trực tiếp cho đối tượng và quyết tốn với phịng bằng danh sách thực nhận.
+ Chi trợ cấp khó khăn đột xuất: Tuy đã được phân cấp cho quận, huyện; xã phường thực hiện chi trợ cấp khó khăn đột xuất lẽ; trường hợp thiên tai, hỏa hoạn có tính chất nghiêm trọng thành phố thực hiện. Nhưng thời gian vừa qua nhiều trường hợp đơn lẻ UBND xã, phường, quận, huyện thường xuyên chuyển lên thành phố gây rất nhiều khó khăn (giải quyết theo đợt thì khơng kịp thời, giải quyết đơn lẻ thì lãnh đạo UBND thành phố phê duyệt từng trường hợp là không hợp lý). Thời gian đến UBND thành phố cần ban hành quyết định phân cấp cho UBND quận, huyện thực hiện (không chuyển đơn lên thành phố); Trường hợp vượt dự toán định kỳ 6 tháng, 1 năm UBND quận, huyện báo cáo UBND thành phố thơng qua Sở LĐ- TB&XH thẩm tra trình UBND thành phố phê duyệt bổ sung dự toán.
- Chi mua BHYT cho người nghèo và các đối tượng xã hội: Theo quy định
mua BHYT người nghèo từ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, mua BHYT cho các đối tượng xã hội từ nguồn đảm bảo xã hội của ngân sách thành phố. Tuy nhiên, thường quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo không đảm bảo, ngân sách phải thực hiện theo giải pháp của Đề án giảm nghèo.
Cơ chế đang thực hiện hiện nay là lập danh sách từ cơ sở xã phường, Phòng LĐ-TB&XH quận huyện tập hợp chuyển danh sách cho Sở LĐ-TB&XH kiểm tra lập bảng tổng hợp trình UBND phê duyệt; sau khi phê duyệt chuyển danh sách cho BHXH thành phố in phiếu khám chữa bệnh, chuyển về cho địa phương cấp cho đối tượng. Quy trình này có những điểm chưa hợp lý; do đó cần phân cấp (bỏ bớt khâu trung gian): xã, phường lập danh sách (theo hướng dẫn của BHXH) gửi về phòng LĐ-TB&XH quận, huyện kiểm tra đúng đối tượng, tập hợp đầy đủ các danh sách chuyển cho BHXH quận, huyện để chống trùng lặp (một người nhiều loại đối tượng); đồng thời tham mưu cho UBND quận, huyện lập bảng tổng hợp dự toán số người, số tiền mua BHYT gửi Sở LĐ-TB&XH; Sở LĐ-TB&XH tổng hợp trình UBND thành phố phê duyệt số lượng và kinh phí cho từng quận, huyện để mua BHYT; Phịng LĐ-TB&XH quận huyện có trách nhiệm theo dõi tăng, giảm đối tượng để thanh toán với cơ quan BHXH cấp quận, huyện theo từng q, tổng quyết tốn hằng năm và báo cáo cho Sở LĐ-TB&XH và UBND thành phố. Riêng đối tượng BTXH cấp thành phố quản lý, Sở LĐ-TB&XH tổng hợp danh sách trình UBND thành phố phê duyệt mua thẻ BHYT. Đối tượng thuộc diện mua BHYT bằng nguồn BHXH, BHXH thành phố trực tiếp thanh toán.
- Chi các khoản hỗ trợ khác: Chi hỗ trợ nhà ở cho người nghèo thơng qua
Quỹ vì người nghèo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố quản lý; chi quà lễ tết thông qua Sở LĐ-TB&XH thực hiện và quản lý...
Để công tác ASXH ngày càng phát triển đúng hướng, có hiệu quả; một mặt cần phải có những chính sách xã hội phù hợp và ln được cải cách với mục tiêu giảm bất bình đẳng về kinh tế nâng cao mức sống trung bình của nhân dân, cải cách hệ thống ASXH phù hợp với cơng tác xã hội hóa ngày càng cao; mặt khác cần phải hồn thiện cơ chế tài chính, ngân sách và cơ chế huy động nguồn lực. Quy định cụ thể về nguồn ngân sách, quy trình kế hoạch hóa, trong đó có định lượng đối tượng, mức trợ cấp để bố trí ngân sách tương xứng. Đẩy mạnh huy động đa nguồn; nguồn ngân sách ưu tiên cho thực hiện chính sách trợ cấp và cứu trợ, các nguồn huy động và lồng ghép các nguồn khác tập trung cho thực hiện các chương trình và dự án trợ giúp xã hội.