ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2.1. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, Chính quyền trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực thi hệ thống chính sách an sinh xã
việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội thống nhất, đồng bộ, hiệu quả
Đây là bước cần thiết quan trọng vì tổ chức thực thì chính sách là q trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch. Kế hoạch đó bao gồm: Kế hoạch về tổ chức, điều hành như hệ thống các cơ quan tham gia, đội ngũ nhân sự, cơ chế thực thi; kế hoạch cung cấp nguồn vật lực như tài chính,trang thiết bị; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; quy chế, nội quy về tổ chức và điều hành thực thi chính sách….Cụ thể: Thứ nhất, chính sách ASXH phải được cụ thể hố bằng các chương trình hành động, chương trình mục tiêu, các kế hoạch thực hiện; ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách; xây dựng các đề án, dự án phát triển. Các thủ tục này tạo mơi trường cho việc thực thi chính sách, quy định những đòi hỏi và bước đi cần thiết trong việc thực hiện chính sách.Thứ hai; Chuẩn bị nguồn lực cho việc thực hiện chính sách: huy động các nguồn lực (bao gồm
nguồn nhân lực, nguồn kinh phí...) từ trung ương, các địa phương, các tổ chức quốc tế. Về nguồn nhân lực, nên hạn chế ở mức ít nhất có thể số lượng cơ quan thực thi chủ yếu để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách. Về nguồn kinh phí, nếu khơng có hoặc khơng đủ thì khơng thể thực hiện được chính sách, dù chính sách đó mang ý nghĩa xã hội to lớn. Có thể khai thác các nguồn lực trong nhân dân nhằm giảm bớt chi phí từ ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm cộng đồng xã hội, khai thác sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và các chính phủ. Nguồn kinh phí cần sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; cơ quan chính quyền cần giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng kinh phí và đánh giá hiệu quả. Thứ ba; cần tổ chức thực hiện một cách
khoa học, hợp lý, phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân liên quan; xác định người chịu trách nhiệm chính và những người tham gia phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Trong phân cơng nhiệm vụ, trên cơ sở mục tiêu của mỗi đề án trong hệ thống chính sách ASXH cần chú ý đến khả năng, tính chất chun mơn và thế mạnh của từng tổ chức, cá nhân; hạn chế tình trạng trùng chéo nhiệm vụ và không rõ trách nhiệm.Thứ tư; thường xuyên thanh tra kiểm tra việc thực thi chính sách ASXH. Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra là phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (làm biến dạng hoặc vụ lợi); phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, trong chính sách để kiến nghị với cơ quan thẩm quyền có biện pháp khắc phục. Đồng thời, thơng qua đó để phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan.
Kinh nghiệm thực thi hệ thống chính sách ASXH ở thành phố Đà Nãng đã cho thấy để “Đảng nói, dân tin; Mặt trận, đồn thể vận động, dân theo; Chính quyền làm, dân ủng hộ” [74, tr.1-5], đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch triển khai thực thi hệ thống chính sách an sinh xã hội thống nhất, đồng bộ, đồng thuận và hiệu quả với thái độ, quyết tâm cao “nói đi đơi với làm”:
- Với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành một “thành phố hấp dẫn và đáng
sống”; Đảng bộ thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục có những chương trình hành động
cụ thể, thiết thực và hợp lịng dân (như chương trình trình “Thành phố 5 khơng”: Khơng có hộ nghèo theo chuẩn thành phố, Khơng có học sinh bỏ học ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, Khơng có người lang thang xin ăn, Khơng có người nghiện
ma t trong cộng đồng, Khơng có giết người để cướp của; chương trình “Thành phố 3 có” - có việc làm, có nhà ở, có nếp sống văn minh đơ thị...)
- Trên cơ sở các chương trình đó, UBND thành phố cần cụ thể hóa các chương trình ASXH nói trên thành các đề án, các quyết định cụ thể như đã thực hiện thời gian qua (như Quyết định số 129/2000/QĐ-UB ngày 05/12/2000 về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình “ Thành phố 5 khơng”: khơng có hộ đói, khơng có người mù chữ, khơng có người lang thang xin ăn, khơng có người nghiện ma túy, khơng có giết người cướp của. Nghị quyết số 1151/UBND-VP của HĐND thành phố Đà Nẵng ngày 26/7/2005 về thực hiện Chương trình xây dựng “Thành phố 3 có”: Có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa - văn minh đơ thị. Quyết định số 140/2005/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2005 phê duyệt “Đề án Đảm bảo có nhà ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2010”; Quyết định số 9470/QĐ-UBND ngày 19/12/2009 về việc phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu “Khơng có hộ đặc biệt nghèo” đến năm 2015. Quyết định số 3882/QĐ- UBND ngày 26/5/2009 phê duyệt “Đề án Xây dựng 7.000 căn hộ phục vụ chương trình có nhà ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Đề án “Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2015” (ban hành kèm theo Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng…) và có sự phân cơng cụ thể trách nhiệm của các ban ngành, địa phương trong quá trình thực hiện (như Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Thơng tin và truyền thơng, Sở Tài chính, Cơng an, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, phường, xã; Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế..)…
Phát huy vai trò của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội và Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng trong việc kết nối (với các ban, ngành của UBND thành phố, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực III, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng…) đối với việc nghiên cứu, xây dựng các đề án, kế hoạch về chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố (như Đề án Chính sách nhà ở cho hộ thu nhập thấp, Đề án có việc làm…
mục tiêu, lộ trình thực hiện trong tương quan với mục tiêu, lộ trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện với thái độ quyết tâm cao: Năm 2012 thành phố Đà Nẵng phải đối mặt với quá nhiều thách thức vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế (7/11 chỉ tiêu quan trọng về kinh tế của Đà Nẵng không đạt kế hoạch đề ra - nổi bật như GDP ước tăng 9,1% trong khi kế hoạch tăng 13-13,5%...); tuy nhiên tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 10 (mở rộng) vào tháng 12/2012, Đảng bộ Đà Nẵng đã tiếp tục khẳng định quyết tâm “Dù khó khăn nhưng vẫn bám sát mục tiêu
“Thành phố đáng sống” - luôn xem trọng và đảm bảo tốt chính sách an sinh xã hội như chỗ ở, việc làm, học hành, khám bệnh, môi trường sống... Đây chính là động lực để Đà Nẵng hiện thực hóa mục tiêu Thành phố đáng sống!”. Điều đó được phản ánh qua kết
quả: Gần 6.000 hộ vươn lên thốt nghèo, tỷ lệ nghèo đẩy xuống cịn 0,4%. Đặc biệt với mục tiêu có nhà ở, TP cũng đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành nhiều dự án nhà ở xã hội. Tính đến hết tháng 10-2012, Thành phố đã đưa vào sử dụng 164 chung cư thu nhập thấp với hơn 7.700 căn hộ, hơn 700 phòng ký túc xá đáp ứng nhu cầu cho 6.000 sinh viên và hiện đang triển khai 94 chung cư (hơn 12.400 căn hộ). Ngoài ra, thành phố cũng quan tâm tới nhà ở cho công nhân khu cơng nghiệp bằng cách bảo lãnh cho các hộ gia đình có nhu cầu vay ngân hàng 50 triệu đồng/hộ để xây nhà trọ. Cũng nhằm chăm lo đời sống cho người dân, thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 28.000 lao động, hỗ trợ nhà đất, tặng sổ tiết kiệm cho hàng ngàn hộ chính sách. Đặc biệt, thành phố ln quan tâm giải quyết các điểm nóng về mơi trường, ngập úng, tăng cường trấn áp tội phạm, kiềm chế giá cả, đảm bảo mơi trường sống trong lành, n bình cho người dân. Với nhu cầu học hành, khám bệnh, thành phố cũng tiến hành xây dựng, mở rộng hàng loạt trường học, bệnh viện, khám bệnh miễn phí cho hàng ngàn người nghèo [41, tr.3].