Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 28 - 29)

15 Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1999), Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr

1.2.5. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự

khởi kiện trong tố tụng dân sự

1.2.5.1. Về trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự.

Trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, Hiến pháp 2013 đã quy định ngoài chức năng xét xử thì TAND cịn có chức năng thực hiện quyền tư pháp nhằm mục đích bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Trong TTDS, hoạt động xét xử của Tòa án được thực hiện theo Hiến pháp, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật và nguyên tắc riêng đặc trưng trong TTDS. Việc giải quyết các tranh chấp dân sự trong xã hội sẽ liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi 16

Trần Anh Tuấn (2006), “Vấn đề nhập và tách yêu cầu trong vụ việc dân sự và cơ chế chuyển hóa giữa việc dân sự, vụ án dân sự”, Tòa án nhân dân, (8), Hà Nội, tr. 13 -14.

ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự, chính bởi vậy, hoạt động của Tòa án cần phải được thực hiện một cách nghiêm minh với tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án chỉ được thực hiện trong những trường hợp mà pháp luật có quy định cụ thể. Đồng thời, Tịa án có trách nhiệm tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân thực hiện quyền khởi kiện từ các khâu hướng dẫn đương sự thực hiện quyền khởi kiện, thủ tục nhận đơn, thụ lý đơn và trả lại đơn khởi kiện. Tất cả các hoạt động đều được thực hiện theo đúng tinh thần pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện quyền khởi kiện của công dân luôn được bảo đảm.

1.2.5.2. Về trách nhiệm của Viện kiểm sát trong bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự của đương sự

Chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND luôn được khẳng định tại Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan. Khoản 3 Điều 107 Hiến pháp 2013 đã quy định rõ: “VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp

luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. Nguyên tắc hoạt động

của KSV cũng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 109 Hiến pháp 2013: “Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, KSV tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND” nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, đúng

pháp luật trong việc thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của KSV. Trong TTDS, việc ghi nhận quyền tham gia tố tụng của VKS từ giai đoạn Tòa án thụ lý vụ án là bảo đảm cần thiết để quyền khởi kiện của cơng dân được thực thi có hiệu quả. Sự tham gia của VKS sẽ đặt việc giải quyết VADS dưới sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, tránh được các tình trạng trả lại đơn khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án khơng đúng quy định pháp luật, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, HNGĐ, KDTM, lao động, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; thể hiện rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)