43 Bùi Thị Huyền (2015), Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
2.2.5. Quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự
đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự
2.2.5.1. Quy định về trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo quyền khởi kiện của đương sự
*Quy định về sự độc lập, khách quan của Tòa án
Tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Điều 12 BLTTDS 2015 tiếp tục cụ thể
hóa quy định này của Hiến pháp thành một nguyên tắc hiến định của Luật TTDS Việt Nam. Theo đó, trong q trình tố tụng, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập trong mọi hoạt động tố tụng, từ khâu nghiên cứu hồ sơ vụ án cho tới việc ra các phán quyết nhằm giải quyết vụ án. Các thành viên của HĐXX có thể trao đổi bàn bạc và tạo điều kiện cho nhau nhưng pháp luật không cho phép bất kì cá nhân nào có quyền can thiệp, gây sức ép với các thành viên của HĐXX để họ đưa ra quyết định theo ý mình. Tính độc lập khơng chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa các thành viên trong HĐXX mà còn giữa HĐXX với Tòa án, với VKS và với các cá nhân, cơ quan tổ chức khác. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội đồng thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết VADS. Nguyên tắc này đảm bảo cho các yêu cầu khởi kiện của đương sự được Tòa án xem xét, giải quyết một cách độc lập, với tinh thần trách nhiệm, thận trọng, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào nhằm bảo đảm cho yêu cầu của đương sự được thụ lý và phán xử một cách cơng minh, chính xác, đúng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể phải được bảo vệ.
Bên cạnh đó, để bảo đảm tốt nhất quyền khởi kiện cũng như các quyền tố tụng khác của đương sự khi tham gia tố tụng, Điều 16 BLTTDS 2015 đã quy định nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong TTDS. Điều luật này quy định:
“1. Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng VKS, KSV, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ khơng vơ tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Việc phân cơng người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình”.
So với quy định tại Điều 16 BLTTDS sửa đổi 2011 thì BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm quy định về việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô
tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. Bổ sung này được xây dựng thơng qua thực tiễn xét xử nhằm ràng buộc trách nhiệm của Chánh án khi phân công công việc, tạo điều kiện cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực sự có được sự khách quan cần thiết khi xem xét yêu cầu khởi kiện của đương sự. Pháp luật TTDS còn trao cho đương sự quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng các chủ thể này khơng khách quan khi làm nhiệm vụ. Đây là một cơ chế thể hiện pháp luật luôn quan tâm để bảo đảm quyền khởi kiện cũng như các yêu cầu khởi kiện của đương sự được bảo đảm một cách triệt để trên thực tế.
* Quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc thụ lý đơn khởi kiện, trả lại đơn khởi kiện và chuyển đơn khởi kiện:
- Trách nhiệm của Tòa án trong việc thụ lý vụ án dân sự
Thụ lý VADS có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm được quyền khởi kiện, quyền tiếp cận công lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự khi có tranh chấp. Việc thụ lý chính xác VADS sẽ giúp Tịa án giải quyết được các yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện qua đó giảm thiểu được sự lãng phí thời gian tiền bạc cho cả đương sự và chủ thể tiến hành tố tụng khi Tịa án thụ lý khơng đúng quy định của pháp luật. Để bảo đảm quyền khởi kiện của các đương sự, pháp luật đã có những quy định cụ thể trong việc nâng cao trách nhiệm của Tịa án trong việc thụ lý VADS thơng qua các hoạt động sau:
+ Việc tiếp nhận đơn khởi kiện của Tòa án phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 191 BLTTDS 2015. Theo đó, dù đơn khởi kiện được nộp dưới hình thức nào thì cán bộ Tịa án đều phải vào sổ nhận đơn nhằm tránh việc Tòa án đã nhận đơn của đương sự nhưng tùy tiện kéo dài thời gian xem xét đơn khởi kiện làm ảnh hưởng đến quyền khởi kiện vụ án của đương sự. Bên cạnh đó, việc ghi vào sổ nhận đơn ngày, tháng, năm nhận đơn là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc xác đinh ngày khởi kiện vụ án dân sự, xác định thời hiệu khởi kiện cũng như trách nhiệm của Tòa án đối với các thủ tục tố tụng tiếp theo. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 22 Quyết định 120/QĐ-TANDTC thì Thư ký Tịa án sẽ bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị nếu từ chối nhận đơn khởi kiện trái quy định pháp luật. Quy định này đã giúp cho quyền khởi kiện tại Tòa án sẽ được thực thi một cách nghiêm túc, công minh, bảo đảm cho quyền lợi của các đương sự được bảo vệ triệt để.
+ Tịa án có trách nhiệm nhanh chóng xem xét và xử lý đơn khởi kiện. Trong
vịng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tịa án phân cơng một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra các quyết định xử lý đơn khởi kiện. BLTTDS 2015 đã có sự phân cơng cụ thể trách nhiệm thụ lý cho
một Thẩm phán thực hiện và có sự phân biệt trách nhiệm, quyền hạn của Thẩm phán thụ lý với Thẩm phán giải quyết VADS, đồng thời bổ sung thêm một quyết định mà Thẩm phán được đưa ra đó là yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nhằm giúp đương sự thực hiện tốt nhất quyền khởi kiện của mình. Bên cạnh đó, Quyết định số 120/QĐ – TANDTC đã có những chế tài đặt ra đối với Thẩm phán xử lý đơn khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự chậm45 nhằm nâng cao trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo giải quyết nhanh chóng VADS để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của đương sự.
+ Nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong việc tiếp cận cơng lý, quyền tham gia TTDS Tịa án có trách nhiệm thơng báo thụ lý VADS cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa liên quan. Trong trường hợp nguyên đơn có đơn u cầu Tịa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thơng báo về việc thụ lý vụ án, Tịa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp.46
- Trách nhiệm của Tòa án trong việc trả lại đơn khởi kiện
Tòa án chỉ được trả lại đơn khởi kiện khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật bởi việc trả lại đơn khởi kiện đồng nghĩa với việc Tòa án từ chối giải quyết yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, dẫn đến việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ khơng được Tịa án bảo vệ triệt để. Tại khoản 2 Điều 192 BLTTDS 2015 quy định khi trả lại đơn Tịa án cần phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn cho người khởi kiện và VKS cùng cấp để người khởi kiện có thể nắm rõ ràng được thông tin việc bị trả lại đơn khởi kiện để họ có thể kịp thời khiếu nại với Tịa án về việc trả lại đơn khơng đúng. Việc ra quyết định trả lại đơn khởi kiện không đúng sẽ ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của các đương sự trong VADS. Chính bởi vậy, BLTTDS 2015 đã quy định Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong đó có Tịa án, cán bộ Tịa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình làm trái quy định pháp luật thì tùy theo tính chất sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, BTTH theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tại Quyết định 120/ QĐ – TANDTC nêu rõ các chế tài sẽ được áp dụng đối với việc Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện không đúng quy định pháp luật47. Quy định này nhằm bảo về quyền khởi kiện và các quyền tố tụng khác của đương sự, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, xử lý VADS, bảo đảm sự cơng bằng, bình đẳng trong cơng tác xét xử của hệ thống TAND trong công cuộc xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa.