Với các quy định này, quyền khởi kiện của các chủ thể có thể được bảo đảm thực hiện trong một số trường hợp nhất định, cụ thể:
Tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015 quy định về các trường hợp đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại, bao gồm: Người khởi kiện đã có đủ NLHVDS; u cầu ly hơn, u cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức BTTH, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tịa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; Đã có đủ điều kiện khởi kiện; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, trường hợp người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại khi có
“các trường hợp khác theo quy định pháp luật” đã được hướng dẫn cụ thể tại Nghị
quyết số 04/2017/NQ-HĐTP như: Đối với những VADS tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết” nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn cịn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015; Đối với những VADS chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tịa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn cịn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.29
Tại khoản 2 Điều 218 BLTTDS 2015 quy định: “Khi có quyết định đình chỉ
giải quyết VADS, đương sự khơng có quyền khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết lại VADS đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau khơng có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.” Theo đó, đối với những VADS bị đình chỉ giải quyết mà đương
sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015 hoặc lý do đình chỉ vì người khởi kiện rút tồn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng, các trường hợp khác