78 Báo cáo kết quả công tác năm 2016 và nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2017 của Cục trợ giúp pháp lý
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự.
án dân sự
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền khởi kiện vàbảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự. bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, chúng tơi đề xuất một số kiến nghị về hồn thiện pháp luật liên quan đến quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện như sau:
- Cần sửa đổi quy định pháp luật về các thủ tục hòa giải tiền tố tụng
Dưới góc nhìn bảo đảm quyền khởi kiện VADS thì việc hạn chế các thủ tục hịa giải tiền tố tụng sẽ góp phần mở rộng phạm vi thực hiện quyền khởi kiện của mình.
Đối với tranh chấp đất đai, để tránh tình trạng các bên tham gia hịa giải cố tình gây khó khăn, cản trở trong q trình hịa giải, kéo dài thời hạn giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cần thiết phải có quy định về thời hạn thực hiện hịa giải cơ sở. Nếu hết thời hạn quy định pháp luật mà việc hịa giải khơng thể tiến hành được thì đương sự có quyền gửi đơn khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết. Như vậy, dưới góc độ bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự đồng thời thực hiện triệt để tinh thần “Nhà
nước khuyến khích” tự hịa giải hoặc thơng qua hịa giải thì Luật Đất đai 2013 cần
thiết sửa đổi, bổ sung theo hướng “Nếu hết thời hạn tại khoản 3 Điều 202 Luật Đất
đai mà UBND khơng tiến hành hịa giải hoặc khơng thể tiến hành hịa giải thì đương sự có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp”.
Đối với tranh chấp lao động thì BLLĐ 2012 quy định các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền đều phải qua thủ tục hòa giải viên cơ sở trước khi khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên, quy định này chỉ mang tính chất ý nghĩa về hình thức bởi thực tế hoạt động của các hịa giải viên lao động khơng hiệu quả, thậm chí khơng hoạt động. Chính bởi vậy, Bộ luật lao động nên sửa đổi quy định các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền thơng qua hịa giải viên cơ sở theo hướng “khuyến khích” chứ khơng phải là một thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án như hiện nay, nhằm bảo đảm cho người lao động có thể thực hiện tốt nhất quyền khởi kiện, quyền tiếp cận cơng lý của mình, kịp thời u cầu Tịa án bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị tranh chấp hoặc xâm phạm.
80 Trần Dũng, “Khắc phục khó khăn, thực hiện tốt cơng tác trợ giúp pháp lý”, Báo Ninh Bình Online, tại địa chỉ:http://baoninhbinh.org.vn/khac-phuc-kho-khan-thyc-hien-tot-cong-tac-tru-giup-phap-ly- chỉ:http://baoninhbinh.org.vn/khac-phuc-kho-khan-thyc-hien-tot-cong-tac-tru-giup-phap-ly-
- Cần bổ sung quy định về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của đương
sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Để tạo điều kiện cho các đương sự thực hiện quyền khởi kiện cũng như tạo được cơ chế pháp lý để Tịa án có thể áp dụng một cách thống nhất trong việc hướng dẫn, xử lý việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, cần thiết BLTTDS 2015 phải có bổ sung quy định về vấn đề này theo hướng:
Thứ nhất, đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập mà không bị giới hạn bởi phạm vi yêu cầu khởi kiện đã được thể hiện trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong giai đoạn từ khi Tòa án thụ lý vụ án đến trước phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Thứ hai, tại phiên họp giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập nếu u cầu đó khơng vượt quá phạm vi yêu cầu mà đương sự đã gửi cho Tòa án trong thời hạn từ khi Tòa án thụ lý vụ án đến trước phiên họp giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải.
Bên cạnh đó, BLTTDS cần có những quy định về thủ tục thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của đương sự trong giai đoạn này theo hướng:
Thứ nhất, Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, kèm theo việc đưa ra yêu cầu thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện thì đương sự phải giao, nộp cho Tòa án những tài liệu chứng cứ, chứng minh cho phần thay đổi, bổ sung của mình. Trong trường hợp đương sự chưa thể giao nộp, tài liệu chứng cứ cho Tịa án thì phải trình bày rõ lý do chưa thể cung cấp trong đơn gửi Tòa án
Thứ hai, Tòa án sau khi nhận đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của đương sự thì Tịa án phải xem xét và có văn bản trả lời chính thức cho đương sự. Nếu Tịa án chấp nhận việc bổ sung, thay đổi yêu cầu khởi kiện của đương sự thì Tịa án cần phải thơng báo cho các đương sự khác trong VADS. Trong trường hợp đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ mới thì Tịa án hướng dẫn họ phải gửi những tài liệu, chứng cứ này cho các đương sự khác để các đương sự nắm được diễn biễn vụ án đã thay đổi.
- Cần có hướng dẫn cụ thể về quy định quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa xét xử sơ thẩm:
Để bảo đảm quyền được thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự được thực hiện thống nhất, có hiệu quả thì cần có văn bản hướng dẫn chi tiết quy định này. Có hai vấn đề cần phải hướng dẫn một cách rõ ràng để các Tịa án có căn cứ pháp lý áp
dụng một cách thống nhất.
Một là, đối với cụm từ “yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc
lập ban đầu” tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015 được hướng dẫn theo hướng yêu
cầu ban đầu là yêu cầu mà các bên đương sự đã thống nhất tại phiên họp kiểm tra về việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải.
Hai là, đối với quy định “không được vượt quá phạm vi” yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu cần có hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề này theo hướng nếu đương sự yêu cầu tăng giá trị so với giá trị yêu cầu khởi kiện ban đầu mà không làm phát sinh quan hệ tranh chấp mới thì Tịa án khơng xem là trường hợp vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu và chấp nhận giải quyết cho đương sự.
- Cần có sự bổ sung quy định về căn cứ tạm đình chỉ vụ án dân sự trong trường hợp chưa có người kế thừa quyền khởi kiện.
Về các căn cứ tạm đình chỉ VADS khi chưa có người kế thừa quyền khởi kiện cần có sự bổ sung để tạo sự thống nhất giữa các quy định trong BLTTDS 2015, giữa BLTTDS với BLDS 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Thứ nhất, TANDTC khi ban hành nghị quyết hướng dẫn thi hành BLTTDS 2015 cần phải bổ sung thêm các trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang chuyển đổi hình thức tổ chức; thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới; tổ chức khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại điện đang tham gia tố tụng chết vào căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS tạo nên sự thống nhất của pháp luật giúp nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tế.
Thứ hai, để phù hợp với quy định tại Điều 23 BLDS 2015 thì BLTTDS 2015 cần bổ sung thêm trường hợp đương sự là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất NLHVDS thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, trong quá trình tham gia tố tụng mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật thì cũng là một căn cứ để Tịa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Việc bổ sung này một mặt đảm bảo sự thống nhất các quy định trong hệ thống pháp luật, mặt khác đảm bảo được quyền khởi kiện của các đương sự có thể được tiếp tục giải quyết để Tịa án bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
án trình bày yêu cầu khởi kiện:
Mặc dù BLTTDS 2015 đã có những quy định về việc làm đơn khởi kiện theo hướng tạo điều kiện cho những chủ thể yếu thế trong xã hội như người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người khuyết tật, người khơng biết chữ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận công lý. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có những trường hợp người khởi kiện khó khăn trong việc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện. Chính bởi vậy, việc BLTTDS 2015 cần thiết bổ sung thêm quy định cho phép người khởi kiện được trực tiếp đến trụ sở Tịa án trình bày các yêu cầu khởi kiện, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập trong trường hợp họ không biết chữ hoặc bị tàn tật. Đối với trường hợp này các cán bộ Tịa án sẽ có trách nhiệm lập biên bản ghi lại nội dung yêu cầu mà họ trình này sau đó hướng dẫn họ ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản, tiếp theo đó cán bộ Tịa án có thể giúp họ làm đơn khởi kiện, sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện để họ có thực hiện được quyền khởi kiện của mình. Việc bổ sung thêm quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền khởi kiện VADS, đặc biệt là đối với những đương sự là những người yếu thế trong xã hội, những người dân tộc thiểu số họ có thể dễ dàng hơn trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Cần xây dựng các quy định pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự:
Nhằm bảo đảm quyền thu thập tài liệu, chứng cứ của các đương sự trong trường hợp các tài liệu, chứng cứ thuộc sự quản lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cần thiết BLTTDS 2015 cần phải có các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chứ trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự.
Một là, bổ sung thêm quyền yêu cầu Tòa án được can thiệp ngay lập tức khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ cố tình gây khó dễ hoặc khơng cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự mà khơng có lý do chính đáng, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự. Theo đó, trong q trình đương sự thu thập tài liệu, chứng cứ mà bị cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó dễ hoặc khơng cung cấp tài liệu, chứng cứ thì đương sự có quyền u cầu Tịa án can thiệp để xử lý những hành vi vi phạm này.
Hai là, cần phải xây dựng chế tài xử lý đối với việc các chủ thể cố tình khơng hợp tác việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự. Vậy nên tại Điều 495 BLTTDS 2015 cần sửa đổi theo hướng quy định “trong trường hợp cơ quan, tổ chức,
cá nhân cản trở, gây khó dễ hoặc khơng cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang quản lý, lưu giữ khơng có lý do chính đáng thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị Tòa án ra quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố hình sự
theo quy định pháp luật”. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm quy định về xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi cố tình khơng cung cấp tài liệu, chứng cứ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ chứng cứ, tài liệu thêm vào Nghị định số 67/2015/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp với mức xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nhằm bảo đảm tốt nhất cho đương sự thực hiện quyền khởi kiện cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong việc hỗ trợ cho các đương sự, cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết VADS.
Trong trường hợp việc cố tình khơng cung cấp tài liệu, chứng cứ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà gây thiệt hại cho đương sự thì cần thiết pháp luật cần phải bổ sung trách nhiệm BTTH cho hành vi của các chủ thể này. Mức bồi thường cần phải được tính dựa theo thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi cố tình khơng cung cấp tài liệu, chứng cứ gây ra. Riêng đối với cá nhân đang làm trong các cơ quan, tổ chức lưu giữ tài liệu, chứng cứ mà có hành vi cố tình, cản trở việc thu thập tài liệu chứng cứ của đương sự mà khơng có lý do chính đáng có thể phải chịu hình thức kỷ luật quy định trong nội quy của cơ quan, tổ chức.