Xem khoản 2 Điề u3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 82 - 84)

thực tiễn76. Chính những khó khăn liên quan đến thủ tục hòa giải lao động cơ sở đã dẫn đến việc chậm trễ giải quyết các tranh chấp lao động, gây khó khăn bất lợi khi đương sự muốn thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị tranh chấp hoặc xâm phạm.

- Khó khãn từ nhận thức pháp luật của người dân

Trong những năm gần đây, bằng những hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật một cách tích cực đã nâng cao được ý thức pháp luật của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tại một bộ phận dân cư thì nhận thức pháp luật của họ còn thấp đặc biệt khi họ tham gia quan hệ dân sự thì có những trường hợp chính các chủ thể khơng thể biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc có biết nhưng khơng thể làm gì để tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình. Họ cũng chưa xây dựng được thói quen giải quyết các tranh chấp dân sự bằng con đường thương lượng, hịa giải hoặc thơng qua khởi kiện tại Tịa án dẫn đến việc họ khơng sử dụng tốt quyền khởi kiện của mình. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí chưa cao dẫn đến tình trạng họ tham gia tố tụng còn lúng túng, dẫn đến việc kéo dài thời hạn tố tụng. Không dừng lại ở đó, do nhận thức pháp luật chưa tốt nên có rất nhiều hành vi vi phạm của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan làm cản trở quá trình giải quyết vụ án như cố tình khơng nhận, khơng chấp hành theo giấy triệu tập của Tịa án, thậm chí là tấn cơng cả cán bộ Tịa án khi đang làm nhiệm vụ làm cản trở quá trình giải quyết vụ án dân sự. Ngồi ra, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cịn có hành vi tự ý rời bỏ phiên tịa, bỏ về giữa chừng khi làm việc với Tòa án làm cho việc giải quyết phải hỗn nhiều lần; khơng ký vào các biên bản làm việc do Tịa án lập; từ chối khơng khai báo hoặc khai báo không đúng sự thật; cố ý tẩu tán, hủy hoại hoặc khơng cung cấp các tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc giải quyết VADS mà Tòa án yêu cầu cung cấp hoặc có quyết định thu thập chứng cứ; tự ý xé bỏ biên bản sau khi làm việc với Tòa án; mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép để ngăn cản người làm chứng hoặc để họ khai báo gian dối. Nguyên nhân của hiện tượng trên xuất phát từ trình độ dân trí khơng đồng đều của nước ta, kinh tế xã hội chưa phát triển, sự chênh lệch giữa các vùng miền. Chính nhận thức pháp luật cịn thiếu, cịn yếu là một hạn chế rất lớn làm giảm hiệu quả quá trình TTDS gây ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệu quả quyền khởi kiện vụ án dân sự.

- Khó khãn từ phía các cá nhân, cõ quan, tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ đương sự thực hiện quyền khởi kiện thông qua việc cung cấp tài liệu, chứng cứ

Việc thu thập tài liệu, chứng cứ là một trong những cơng việc khó khăn trong

76 Thu Hằng , Nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải viên lao động ở cơ sở, bài đăng trên Ninh Bình Online, (http://baoninhbinh.org.vn/nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-hoa-giai-vien-lao-dong-o-co-so- (http://baoninhbinh.org.vn/nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-hoa-giai-vien-lao-dong-o-co-so-

quá trình giải quyết VADS ảnh hưởng đến quyền khởi kiện cũng như việc giải quyết chính xác vụ việc. Nhưng trong nhiều trường hợp, những tài liệu, chứng cứ của vụ án lại do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý và viêc việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp này là không hề đơn giản. Trong rất nhiều vụ án, mặc dù đương sự đã cất công đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Tòa án nhưng đều bị từ chối với đủ mọi lý do. Việc từ chối thường chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ mà khơng thơng qua văn bản chính thức. Với cách từ chối này, đương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu thập được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Tịa án thu thập.77 Khó khăn trong việc thu thập tài liệu chứng cứ trong TTDS dẫn đến việc giải quyết khơng chính xác VADS, Tịa án khơng thể đảm bảo giải quyết triệt để các yêu cầu khởi kiện của đương sự, dẫn đến quyền khởi kiện của đương sự bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, Điều 495 BLTTDS 2015 chỉ quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân

không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật”. Mặc dù pháp luật TTDS cũng đưa ra chế tài đối với hành vi không

cung cấp tài liệu, chứng cứ nhưng quy định này mới chỉ dừng đối với các hành vi

“không thi hành quyết định của Tòa án” mà chưa đưa ra chế tài đối với việc “không cung cấp theo yêu cầu của đương sự và VKS” dẫn đến việc cơ quan, cá nhân, tổ chức

có thể khơng thực hiện trọn vẹn trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến VADS ảnh hưởng đến việc giải quyết chính xác vụ án. Quy định này dẫn đến đương sự sẽ rất khó khăn trong việc tự thu thập tài liệu, chứng cứ từ đó có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền khởi kiện VADS của mình.

Mặt khác, hiện nay pháp luật mới chỉ quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vấn đề phá sản doanh nghiệp quy định tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 29/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, HNGĐ, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã sửa đổi Điều 55 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về việc xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đang quản lý,

lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản mà không cung cấp đầy đủ, kịp thời hoặc cung cấp khơng chính xác tài liệu, chứng cứ liên quan đến

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)