Chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và rèn đạo đức cho các cán bộ Tịa án, tãng cường cơng tác tập huấn chuyên môn, trao đổi nghiệp vụ về thụ lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 90 - 91)

78 Báo cáo kết quả công tác năm 2016 và nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2017 của Cục trợ giúp pháp lý

3.2.2. Chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và rèn đạo đức cho các cán bộ Tịa án, tãng cường cơng tác tập huấn chuyên môn, trao đổi nghiệp vụ về thụ lý

bộ Tịa án, tãng cường cơng tác tập huấn chuyên môn, trao đổi nghiệp vụ về thụ lý vụ án dân sự:

TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hoạt động tư pháp là hoạt động giải quyết các tranh chấp trong xã hội, xử lý các vi phạm pháp luật. Hoạt động đó liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích của con người, của cơng dân. Chính bởi vậy, trong hoạt động tư pháp, vi phạm quyền con người, quyền cơng dân và lợi ích chính đáng có nguy cơ xảy ra rất cao. Do đó, trước hết, Tịa án phải là biểu tượng của công lý, là nơi công dân gửi gắm niềm tin rằng bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng bị xử lý nghiêm minh; bất kỳ quyền hoặc lợi ích hợp pháp nào của con người, của công dân bị xâm phạm đều được bảo vệ theo đúng pháp luật. Để bảo đảm toàn diện cho việc thực hiện quyền khởi kiện VADS thì việc kiện tồn chất lượng của cán bộ Tòa án là một nhiệm vụ rất quan trọng được đặt ra đối với tồn hệ thống Tịa án. Để làm được điều này cần thiết phải làm tốt công tác đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo nâng ngạch Thẩm phán và đào tạo các ngạch chức danh Tư pháp khác như Thư ký, Thẩm tra viên Tịa án.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên có các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giải quyết VADS, kiến thức xã hội, ngoại ngữ, tin học để nâng cao các kỹ

năng nghiệp vụ phục vụ cho cơng tác tại Tịa án cho các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân tại Tòa án. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi cán bộ để nâng cao việc hiểu biết pháp luật quốc tế cho cán bộ toàn ngành tư pháp.

Việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức Hồ Chí Minh đối với cán bộ Tịa án cần phải được chú trọng quan tâm để nâng cao tinh thần “phụng cơng, thủ pháp chí

cơng vơ tư” cho cán bộ Tòa án, xây dựng một hệ thống Tòa án nhân dân trong sạch,

gần dân, hiểu dân. Tăng cường kỷ luật cán bộ và nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Tòa án một mặt nhằm làm trong sạch bộ máy hoạt động, mặt khác để nêu gương cho cán bộ toàn ngành nghiêm túc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình để góp phần bảo đảm sự nghiêm minh, công bằng trong xã hội. Xây dựng “Kỷ luật công vụ” là một chuyên đề quan trọng trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Tịa án nhằm mục đích xây dựng một đội ngũ cán bộ Tịa án vừa có tài vừa có đức, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giữ vững cán cân công lý của ngành Tịa án trong cơng cuộc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)