Chương 1 Luận văn đã phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận như khái niệm, cơ sở, ý nghĩa của quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện là những vấn đề trọng tâm trong pháp luật TTDS là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi phát hiện ra tranh chấp hoặc xâm phạm.
Quyền khởi kiện VADS được xây dựng trên cơ sở tham khảo, kế thừa và phát triển dựa trên các khái niệm khoa học có liên quan trước đó. Theo đó quyền khởi kiện VADS là một quyền tố tụng quan trọng của công dân trong việc u cầu Tịa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm hoặc xảy ra tranh chấp. Việc nghiên cứu ý nghĩa và cơ sở của quyền khởi kiện để làm rõ hơn bản chất của việc giải quyết VADS tại Tịa án dựa trên tính chất của quan hệ pháp luật nội dung đó chính là “việc dân sự cốt ở đôi bên” trong việc đề cao tự do thỏa thuận dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự
định đoạt của các đương sự.
Để thực hiện tốt quyền khởi kiện cũng như các quyền tố tụng khác của đương sự cần thiết phải có những bảo đảm pháp lý phù hợp đối với từng chủ thể có những vai trị, chức năng, quyền hạn trong quá trình giải quyết vụ án nhằm hướng đến việc bảo vệ tối đa lợi ích của các chủ thể liên quan, bảo đảm được công bằng pháp luật, tạo dựng được sự tin tưởng của nhân dân đối với các chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc góp phần thực hiện bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện có ý nghĩa khơng chỉ đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, HNGĐ, KDTM, lao động mà cịn có ý nghĩa lớn trong việc ổn định các quan hệ xã hội trong thực tế.