20 Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1996), tlđd chú thích 19, tr
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1960 đến
Do tính chất lịch sử của đất nước ta thời kỳ này bị chia cắt thành hai miền dẫn đến hai chế độ chính trị khác nhau với hai hệ thống pháp luật song song cùng tồn tại với bản chất pháp lý khác nhau.Trong giai đoạn này đã xuất hiện hàng loạt các văn bản pháp lý quan trong có hiệu lực pháp lý liên quan đến quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện VADS, đặc biệt là sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 đã có những nguyên tắc hiến định bảo đảm quyền con người, quyền công dân được quy định tại Điều 22: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đều bình đẳng trước pháp
luật”. Bên cạnh đó, một sự kiện pháp lý của ngành Tư pháp đó là sự ra đời của Luật
tổ chức TAND 1960 cùng một số văn bản pháp lý có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự cũng như quyền khởi kiện vụ án, cụ thể: Tại Mục 3, phần III Thơng tư số 03/NCPL, ngày 03/3/1966 về trình tự giải quyết việc ly hơn ghi nhận: “Đương sự có
quyền đưa đơn trực tiếp đến Tòa án, mặc dù việc bất hịa trong gia đình chưa được tổ chức hịa giải hoặc ủy ban hành chính xã giải quyết…”, Thơng tư số 39/NCPL ngày
21/01/1972 về thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về HNGĐ và tranh chấp dân sự; Thông tư số số 614/DS ngày 24/04/1963 hướng dẫn một số thủ tục của Tòa án địa phương quy định: “Đương sự có quyền thay đổi yêu cầu trước khi Tịa án quyết
định”; Thơng tư số 96/NCPL, ngày 08/02/1977 của TAND tối cao đã có những hướng
dẫn trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự cụ thể: “Nguyên đơn, bị đơn, người dự sự có những quyền sau đây:…được đề xuất yêu cầu, bổ sung yêu cầu hoặc thay đổi yêu cầu của việc kiện…”.
Tại Miền Nam trong giai đoạn lịch sử này cũng đã có những văn bản pháp lý liên quan đên thủ tục TTDS được ban hành điển hình là Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng ngày 20/12/1972. Mặc dù trong văn bản này chưa đề cập đến quyền khởi kiện của đương sự nhưng đã có những có quy định khá cụ thể về quyền yêu cầu của đương sự như quyền khởi tố, quyền đưa ra yêu cầu phản tố.
Trong giai đoạn này còn ghi nhận một sự kiện pháp lý quan trọng chính là sự ra đời của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 đặt ra những nguyên tắc cơ bản trong việc bảo đảm quyền con người quyền công dân, là tiền đề pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm quyền khởi kiện VADS của cơng dân. Ngày 29/6/1986 Tịa án nhân dân tối cao (TANDTC) ban hành công văn số 05/NCPL quy định về tư cách của bị đơn; tiếp đến là Nghị quyết 01/NQ/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC vào ngày 20/01/1988; Sau này Công văn số 546/DS ngày 07/7/1989 về quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức vì lợi ích của Nhà nước có quy định khi VKS khởi tố vụ kiện thì cần đưa cơ quan Nhà nước hoặc hợp tác đứng vào vai trò nguyên đơn trong vụ kiện vì họ là đương sự chính trong vụ kiện.
Như vậy, pháp luật TTDS trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989 đã có những quy định cụ thể hơn về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện VADS. Tuy vậy, trong giai đoạn này các quy định còn hạn chế, tản mạn chưa được quy định trong một hệ thống pháp luật thống nhất do tình hình lịch sử chi phối. Vấn đề quyền khởi kiện tiếp tục được ghi nhận một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các quy định pháp luật, tạo điều kiện cho sự phát triển pháp lý sau này trong việc bảo đảm thực hiện các thủ tục tố tụng trong giải quyết VADS tại tòa án, bảo vệ được quyền công dân, quyền con người.