15 Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1999), Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr
1.3.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm
Các quy định về quyền khởi kiện xuất hiện khá sớm tại Việt Nam và được luật hóa trong nhiều quy định pháp luật của các triều đại phong kiến. Tại mỗi thời kỳ các
quy định về khởi kiện vụ án nói chung và quyền khởi kiện nói riêng đều có những đặc trưng nhất định. Tại Triều đại nhà Lê, Bộ Quốc triều Hình luật được coi là Bộ luật đầu tiên quy định khá chi tiết về các thủ tục tố tụng. Tuy nhiên trong thời kỳ này chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa TTHS và TTDS và đều được quy định trong cùng một chương trong Bộ luật. Mặc dù chưa có quy định rõ ràng về quyền khởi kiện vụ án nhưng Bộ Quốc triều Hình luật đã có những quy định về đơn khởi kiện tại Điều 508:
“Đơn kiện hay đơn tố cáo phải do các đương sự làm và nộp tại các nha mơn có thẩm quyền phân xử loại việc đó. Nếu đương sự khơng biết chữ thì có thể nhờ người khác viết hộ”. Một văn bản pháp luật khác của thời Lê cũng đã đề cập đến vấn đề khởi kiện
tại Điều 1 Khám tụng Điều lệ: “Khi nhận được đơn các cơ quan xử án phải xem xét
thủ tục xem đã đầy đủ hay chưa.” Bên cạnh đó, pháp luật thời Lê cịn có những quy
định về thời hạn xử kiện “kiện về ruộng đất, kiện trộm cướp đều thời hạn 3 tháng”17, quy định về kiểm tra việc kiện tại nha môn “Hằng năm đến cuối năm, các xã trưởng
phải khai rõ hết việc kiện tại nha mơn mình đã xử lý bao nhiêu án, chưa xử lý bao
nhiêu án, nộp sổ ấy ở quan huyện”.18 Các quy định trên cho thấy mặc dù tại thời điểm
này chưa có bất kỳ một điều luật cụ thể nào ghi nhận quyền khởi kiện của đương sự nhưng cũng đã manh nha xuất hiện các cơ chế đảm bảo cho việc khởi kiện của đương sự tại nha môn được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Đến triều đại nhà Nguyễn thì trình độ lập pháp đã đạt được những thành tựu nhất định và mốc son nổi bật nhất chính là sự ra đời của Bộ Hồng Việt Luật lệ hay cịn gọi là Bộ luật Gia Long. Trong thời kỳ này, pháp luật đã có quy định về quyền khởi kiện “phàm nhân dân có sự oan uổng, cho phép tự mình đi tố cáo lấy”19, đồng
thời cịn đưa ra những quy định pháp luật bảo đảm quyền, lợi ích của người đi kiện thông qua trách nhiệm của quan xử kiện khi “Nhận được đơn kiện tụng về các việc
kiện liên quan đến hôn nhân, ruộng nương, nhà cửa, viên quan có thẩm quyền phải
tiến hành xét hỏi ngay”.20 Như vậy, mặc dù chưa có các quy định hồn chỉnh về quyền
khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện nhưng các quy định pháp luật phong kiến cũng đã có những tư duy lập pháp tân tiến trong việc bảo đảm quyền khiếu kiện của các bên trong VADS, đảm bảo ổn định trật tự cho xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng bắt đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ nhất và để phục vụ cho chính sách bóc lột của mình, thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba Kỳ với tổ chức cai trị và hệ thống pháp luật riêng. Chính bởi vậy,