20 Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1996), tlđd chú thích 19, tr
1.3.6. Giai đoạn từ ngày 1/7/2016 đến nay
Sự ra đời của Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức TAND 2014 đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc xây dựng TAND trở thành cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tại Hiến pháp 2013 lần đầu tiên Tịa án được trao một sứ mệnh quan trọng đó chính là “thực hiện quyền tư pháp”. Quy định này nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước theo Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 79 –KL/TW; Kết luận số 92 – KL/TW của Bộ Chính trị và văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Có thể nói, đây chính là một yêu cầu địi hỏi nhà nước ta cần phải hồn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp nói chung, và thủ tục TTDS nói riêng. BLTTDS 2015 ra đời trong bối cảnh Nhà nước ta đang trong q trình hồn thiện các hệ thống pháp luật, trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành các quy định của BLTTDS 2004 đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập kế thừa những quy định còn phù hợp, đồng thời tham khảo chọn lọc những kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia trên thế giới. BLTTDS 2015 là một bước ngoặt lớn trong trình tự giải quyết các vụ việc dân sự tại Tịa án. Theo đó quyền khởi kiện VADS tại Tịa án tiếp tục được khẳng định thơng qua các cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện có tính khả thi trên thực tế. Qua đó bảo đảm triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.