Trên cơ sở kế thừa, tham khảo và phát triển các khái niệm về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện của các nhà nghiên cứu trước đây, Chương 1 của Luận văn đã có những phân tích, đánh giá cũng như lược sử được sự phát triển của pháp luật về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong TTDS. Từ đó xây dựng được tiền đề lý luận cho vấn đề này để tạo điều kiện cho việc đánh giá, phân tích so sánh các quy định của pháp luật hiện hành về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện VADS.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện tại Chương 1, Luận văn tiếp tục đi sâu phân tích những quy định của BLTTDS 2015 về vấn đề này, đặc biệt bằng phương pháp so sánh tác giả đã chỉ ra những điểm mới điểm tiến bộ về quy định quyền khởi kiện và cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện của BLTTDS 2015. Thơng qua phân tích các quy định pháp luật, tác giả nhận thấy BLTTDS 2015 đã kế thừa những điểm tích cực của BLTTDS sửa đổi 2011 về vấn đề khởi kiện vụ án đồng thời có những sửa đổi, bổ sung nhằm làm hoàn thiện hơn nữa việc bảo đảm quyền khởi kiện, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đặc biệt quy định “Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ
việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng” là một bước tiến mới trong tư tưởng
lập pháp tạo tiền đề pháp lý vững chắc cho người dân thực hiện quyền khởi kiện của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực thì BLTTDS 2015 cũng còn một số hạn chế nhất định dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Chương 3 của Luận văn đã đánh giá việc thực thi quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trên thực tế, xác định những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, Luận văn đã đưa ra một số đề xuất về hoàn thiện và thực hiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền khởi kiện, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, công bằng và văn minh.