hiện quyền khởi kiện tại Tịa án. Bên cạnh đó, pháp luật ln tơn trọng quyền tự định đoạt của đương sự nên đã quy định cơ chế đại diện theo ủy quyền để thay mặt đương sự tham gia tố tụng và chỉ đặt ra hạn chế đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm một trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu Tịa án giải quyết việc ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật HNGĐ 2014.28 Quy định này của pháp luật TTDS nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho đương sự trong việc thực hiện quyền khởi kiện của mình, tạo được cơ chế linh hoạt thơng qua việc ghi nhận đương sự quyền được ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện việc khởi kiện của mình. Pháp luật tố tụng cũng đưa ra nhiều phương thức để bảo vệ quyền khởi kiện cho các chủ thể có quyền thơng qua việc quy định cá nhân có đầy đủ NLHVDS thì phải tự mình ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện nhằm thể hiện ý chí, mong muốn của mình khi thực hiện quyền khởi kiện tại Tịa án.
Bên cạnh đó, BLTTDS cịn ghi nhận cơ chế đại diện theo pháp luật đối với các trường hợp cá nhân chưa thành niên, người mất NLHVDS, người bị hạn chế NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Quy định này giúp các chủ thể khơng có đầy đủ NLHVTTDS vẫn có thể thực hiện được quyền khởi kiện để yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp mình khi xảy ra tranh chấp hoặc xâm phạm. So với quy định tại BLTTDS sửa đổi 2011 thì BLTTDS 2015 đã mở rộng phạm vi đối tượng được ghi nhận cơ chế đại diện theo pháp luật. Sự thay đổi này nhằm thống nhất với quy định tại BLDS 2015 đồng thời đảm bảo tốt hơn cho các chủ thể yếu thế thực hiện tốt nhất quyền khởi kiện VADS.
2.2.2.2. Quy định về điều kiện sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tịa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và việc ghi nhận những trường hợp biệt lệ về quyền khởi kiện lại vụ án – cơ chế giúp đương sự không mất quyền khởi kiện
Tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 quy định việc Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện nếu sự việc thuộc trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định này nhằm bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đồng thời tránh được tình trạng giải quyết chồng chéo giữa các cơ quan đối với một vụ. Tuy nhiên, pháp luật TTDS ln thể hiện tính mềm dẻo trong việc đưa ra các quy định điều tiết các quan hệ xã hội trong đó có quyền khởi kiện của đương sự thơng qua các quy định về quyền khởi kiện lại VADS sau khi bị Tòa án trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS.