Giai đoạn từ năm 2005 đến ngày 31 tháng 6 năm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 35 - 36)

20 Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1996), tlđd chú thích 19, tr

1.3.5. Giai đoạn từ năm 2005 đến ngày 31 tháng 6 năm

Quốc hội khóa XI lần đầu tiên thơng qua Bộ luật TTDS vào ngày 15/6/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. Có thể nói đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp của Việt Nam bởi lần đầu tiên các quy định về giải quyết các vụ việc dân sự được quy tụ trong một văn bản pháp luật giúp cho việc giải quyết diễn ra thống nhất, một mặt bảo đảm quyền và lợi ích cho các đương sự, mặt khác giúp Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ chế hợp lý trong việc giải quyết VADS. Ngay sau khi BLTTDS 2004 ra đời, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành các Nghị quyết hướng dẫn chi tiết các trình tự TTDS đặc biệt là các trình tự, thủ tục thực hiền quyền của đương sự nhằm cụ thể hóa BLTTDS trên phạm vi tồn quốc, tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền khởi kiện cụ thể: Nghị quyết 01/2005/NQ – HĐTP ngày 31/03/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy

định chung” của BLTTDS, Nghị quyết số 04/2005/NQ – HĐTP ngày 17/9/2005

hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ”; Nghị quyết số 02/2006/NQ – HĐTP ngày 04/8/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ 3 BLTTDS “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp sơ

thẩm”; Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/6/2006 hướng dẫn thi hành một số

quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tịa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS; Thơng tư liên tịch số 03/2005/TTLT – VKSNDTC – TANDTC ngày 01/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS và sự tham gia của Kiểm sát viên (KSV) trong việc giải quyết các vụ việc dân sự; Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT – BTP – BCA -BQP – BTC – VKSNDTC – TANDTC ngày

28/12/2007 Bộ Tư pháp, Bộ Cơng an, Bộ Quốc Phịng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng. Trong giai đoạn này, vấn đề quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện tiếp tục được kế thừa và có những bước tiến quan trọng ... Với quan điểm chỉ đạo BLTTDS phải là “một công cụ pháp lý để các cá nhân, tổ chức

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”22, BLTTDS 2004 được sửa đổi, bổ sung 2011 cùng với hàng loạt sự thay đổi của các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC và các văn bản pháp luật khác.

Nhìn chung trong giai đoạn này các quy định về quyền khởi kiện VADS và các cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện đã được quy định một cách rõ ràng, thống nhất trong các văn bản pháp lý tạo được hiệu quả cao trong áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự, tạo cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, đem lại sự tin tưởng của nhân dân đối với các quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)