Phan Hữu Thư (2001), Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.221.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 54 - 55)

để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án”. Đây là một bổ

sung mới quan trọng của BLTTDS 2015 bởi từ trước đến nay vấn đề TGPL thường thiên về phần trợ giúp cho các bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự, cịn các vụ việc dân sự ít nhận được sự quan tâm từ phía các cơ quan trợ giúp.37 Trên tinh thần bổ sung của BLTTDS 2015 tại khoản 6 Điều 48 đã quy định thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán là phải: “Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện

quyền được yêu cầu TGPL theo quy định của pháp luật về TGPL” đồng thời đưa ra

các điều kiện, thủ tục của đối tượng trở thành trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Với việc giải thích quyền được TGPL, thơng báo chỉ định thực hiện TGPL sẽ khắc phục được tình trạng bỏ sót nhu cầu TGPL của người thuộc diện TGPL, nhất là đối với những đối tượng sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế chưa thể nhận biết, tiếp cận được với hoạt động TGPL. Theo Điều 27 Luật TGPL 2006, thì TGPL được thể hiện thơng qua các hình thức như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngồi tố tụng và các hình thức TGPL khác. Như vậy, trong TTDS thì TGPL cũng đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm quyền khởi kiện thơng qua việc đương sự có thể được hướng dẫn, giải đáp, tư vấn pháp luật, hỗ trợ việc soạn thảo đơn khởi kiện cũng như giúp đương sự thực hiện các thủ tục tại Tịa án. Ngồi ra, thông qua việc tham gia tố tụng TGPL sẽ giúp đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình, bảo đảm cho quyền khởi kiện được thực thi có hiệu quả trên thực tế.

Tại Điều 10 Luật TGPL 2006 có quy định rõ ràng về các chủ thể được nhận TGPL bao gồm: Người nghèo; người có cơng với cách mạng; người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Dễ dàng nhận thấy đây là những chủ thể yếu thế trong xã hội, họ gặp khó khăn trong vấn đề tự bảo vệ cũng như khơng có đủ điều kiện thuê luật sư. Vừa qua, vào ngày 20/6/2017 Quốc hội đã ban hành Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2018) đã mở rộng phạm vi đối tượng được TGPL38, điều đó đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong vấn đề bảo đảm việc thực hiện tốt nhất quyền khởi kiện cũng như các quyền tham gia tố tụng khác của công dân. Thông qua hoạt động TGPL, những chủ thể này sẽ có cơ hội thực hiện tốt hơn quyền tiếp cận cơng lý, quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ được bảo vệ đồng thời những yêu cầu khởi kiện của họ có khả năng sẽ được Tịa án đảm bảo giải quyết triệt để trong VADS. Có thể nói đây là một cơ chế bảo đảm hữu hiệu của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền khởi kiện VADS nói riêng và thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)