Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 93 - 96)

78 Báo cáo kết quả công tác năm 2016 và nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2017 của Cục trợ giúp pháp lý

3.3.6 Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân

Để quyền khởi kiện VADS của đương sự được đảm bảo thực thi một cách tốt nhất trên thực tế cần thiết phải nâng cao được ý thức pháp luật cho người dân thông qua nhiều biện pháp cụ thể:

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi đên với từng người dân thông qua các kênh truyền thông như báo, đài, ti vi, internet các hoạt động tuyên truyền của cơ quan đoàn thể địa phương. Ngoài ra, cần xây dựng tủ sách pháp luật tại các khu dân cư, trong đó có các hướng dẫn chi tiết liên quan đến việc thực hiện quyền khởi kiện và các quyền TTDS khác để người dân có thể tiếp cận các thơng tin pháp luật qua nhiều kênh khác nhau.

Thông qua việc tuyên truyền phố biến pháp luật, người dân có thể nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng, hỗ trợ việc tham gia tố

tụng của các chủ thể khác. Người dân có thể biết được cách thức làm đơn khởi kiện, các phương thức gửi đơn khởi kiện, biết được quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện những hành vi sai phạm của Tòa án và các chủ thể khác. Bên cạnh đó, họ có thể biết được cách thức tự bảo vệ quyền khởi kiện cũng như quyền được TGPL, có thể nhận thức được vị trí, vai trị của VKS là một cơ quan bảo vệ pháp luật thơng qua việc kiểm sát q trình TTDS nhằm bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp của họ được thực hiện một cách công bằng, nghiêm minh tại Tòa án. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân còn giúp nâng cao ý thức tham gia hỗ trợ tố tụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự của VADS. Có thể nói, việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân góp phần giúp cho công tác tiến hành tố tụng được diễn ra có hiệu quả, nhanh chóng, chính xác tiết kiệm được thời gian tiền bạc cho người dân cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện là một vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã và đang được thực thi có hiệu quả trên thực tế góp phần bảo vệ được sự ổn định của các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Chương 3 cho thấy trên thực tế thì việc bảo đảm quyền khởi kiện cịn gặp nhiều khó khăn bất cập trong thực tế.

Những khó khăn, vướng mắc nảy sinh do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Mặc dù BLTTDS 2015 mới được ban hành và đã khắc phục được những hạn chế trong quy định pháp luật trước kia, tuy nhiên một số quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện cịn có những hạn chế nhất định và cần phải có sự hướng dẫn chi tiết thi hành trong thực tiễn nhằm bảo đảm sự thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật. Bên cạnh những hạn chế về pháp luật thì các nguyên nhân khác như sự thiếu hiểu biết pháp luật của đương sự, cơ quan, cá nhân, tổ chức khác; đạo đức xuống cấp của bộ phận cán bộ Tịa án; cơng tác TGPL còn thiếu hiệu quả cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực thi có hiệu quả quyền khởi kiện VADS trên thực tế.

Để khắc phục những khó khăn hạn chế trên, trong luận văn tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu thực thi quyền khởi kiện VADS trên thực tế. Những giải pháp này được đưa ra dưới góc độ nghiên cứu, so sánh và tổng hợp các kết quả trong thực tế là sự kết nối giữa lý luận và thực tiễn thi hành. Những giải pháp đi từ việc hoàn thiện pháp luật đến thực hiện pháp luật sẽ góp phần giúp cho quyền khởi kiện được bảo đảm tốt nhất trong thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)