20 Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1996), tlđd chú thích 19, tr
1.3.4. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm
Trước yêu cầu lịch sử sau khi thống nhất đất nước cần thiết phải ban hành hệ thống quy phạm pháp luật thống nhất cả nước điểu chỉnh các quan hệ nội dung và quan hệ tố tụng, do đó Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý trên tinh thần kế thừa và phát triển các quy định về tố tụng trong các giai đoạn lịch sử trước đó. Cụ thể là sự ra đời của ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các VADS ban hành ngày 29/11/1989 có hiệu lực ngày 01/01/1990; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ban hành ngày 06/03/1994; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ban hành ngày 11/04/1996 cùng các văn bản hướng dẫn về TTDS, kinh tế, lao động. Đây là những tiền đề pháp lý quan trọng trong việc thực hiện thủ tục tố tụng đặc biệt là có những quy định liên quan đến quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong giai đoạn đất nước ta bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên xây dựng Nhà nước Xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường.
Trong giai đoạn này những quy định liên quan đến quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện được quy định khá đầy đủ và chi tiết tạo điều kiện áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Điều 1 Pháp lệnh giải quyết các VADS năm 1989 quy định: “Công dân, pháp nhân theo thủ tục do pháp luật quy định, có quyền khởi kiện
VADS để yêu cầu TAND bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình”. Lần đầu tiên trong
lịch sử lập pháp cụm từ “quyền khởi kiện” xuất hiện một cách chính thức trong văn bản pháp lý Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong việc bảo đảm quyền khởi kiện cho các đương sự trong việc khởi kiện Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp hoặc có hành vi xâm phạm. Ngồi việc quy định quyền khởi kiện thì Pháp lệnh cịn thể hiện sự bình đẳng giữa các bên đương sự tham gia tố tụng, bị đơn có quyền phản đối yêu cầu của nguyên đơn và có quyền đề xuất yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu độc lập (Điều 20). Bên cạnh quy định về quyền khởi kiện của đương sự, Pháp lệnh còn quy định cụ thể về phạm vi khởi kiện VADS tại Điều 34: “1.
Một người có thể khởi kiện đối với một người về một hoặc nhiều yêu cầu khác nhau; 2. Một người có thể khởi kiện đối với nhiều người hoặc nhiều người có thể khởi kiện đối với một người về cùng một quan hệ pháp luật; 3. Người khởi kiện phải làm đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình; của bị đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nội dung sự việc; yêu cầu của mình và những tài liệu, lý lẽ chứng minh cho những yêu cầu đó; 4.VKS khởi tố hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung bằng văn bản gửi cho Toà án.”. Điểm nổi bật theo Pháp lệnh 1989 là thủ tục giải quyết vụ
việc dân sự phát sinh tranh chấp và không phát sinh tranh chấp đều được giải quyết theo một thủ tục tố tụng chung. Thời điểm này chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa thủ tục giải quyết VADS và giải quyết việc dân sự.
Tiếp theo, Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động 1996 đã tách việc giải quyết các tranh chấp kinh tế và lao động ra khỏi thủ tục giải quyết VADS nhưng nền tảng xây dựng quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vẫn dựa trên tinh thần Pháp lệnh thủ tục giải quyết VADS 1989. Tuy nhiên, theo pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động 1996 thì trao quyền khởi kiện cho VKS trong một số trường hợp cụ thể nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là người chưa thành niên, người tàn tật và các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác mà khơng có ai khởi kiện.
Một mốc son đáng nhớ trong lịch sử lập hiến và lập pháp của Việt Nam trong giai đoạn này chính là sự ra đời của bản Hiến pháp thứ 4 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp 1992 đã dẫn đến nhiều thay đổi đối với hệ thống pháp luật Việt Nam và chi phối mọi hoạt động lập pháp sau này. Sự ra đời của ba Pháp lệnh liên quan đến thủ tục TTDS tại Tòa án đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để đương sự thực hiện quyền khởi kiện của mình. Tuy nhiên, việc phân bổ giải quyết các quan hệ dân sự, kinh tế, lao động thành ba thủ tục khác nhau dẫn đến việc các quy định có thể bị chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho các đương sự trong việc thực
hiện quyền khởi kiện của mình đặc biệt là đối với các đương sự có trình độ dân trí chưa cao, còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng trong thời kỳ này vẫn chưa có những cơ chế rõ ràng nhằm bảo đảm cho quyền khởi kiện của đương sự được thực thi có hiệu quả trong thực tế ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ dân sự. Mặc dù vậy, những quy định về quyền khởi kiện trong giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn trong việc là tiền đề phát triển của các văn bản TTDS trong các giai đoạn tiếp theo.