Một bổ sung mới tại Điều 192 BLTTDS 2015 về trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ khơng có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện khơng biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ với người khởi kiện thì Thẩm phán khơng trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Sự thay đổi này đã khắc phục được hạn chế theo quy định của BLTTDS trước đây khi Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện không thể sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện vì những lý do khách quan. Quy định này nhằm bảo vệ quyền khởi kiện của đương sự trong trường hợp đương sự không thể sửa đổi, bổ sung địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi những chủ thể này cố ý cản trở việc người khởi kiện yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khẳng định trách nhiệm bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân của Tịa án.
- Trách nhiệm của Tòa án trong việc chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền
Trong q trình xem xét đơn khởi kiện của người khởi kiện, Tịa án phát hiện VADS khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải làm thủ tục chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án khác đồng thời thơng báo việc chuyển đơn khởi kiện cho người khởi kiện để họ tiếp tục thực hiện quyền khởi kiện của mình. Quy định này là một cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự được thực hiện một cách hiệu quả trong thực tế. Việc sớm phát hiện và thơng báo cho người khởi kiện biết Tịa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện của mình một mặt giúp người khởi kiện nhanh chóng tìm đúng cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp, giúp họ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc. Mặt khác việc chuyển đơn khởi kiện giúp Tòa án tránh được việc lãng phí thời gian, nhân lực giải quyết vụ án khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình bảo vệ tối đa lợi ích của các đương sự trong VADS.
2.2.5.2. Quy định về trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân trong bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự:
Trong hoạt động TTDS, trách nhiệm của VKS trong việc bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể sau:
- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án: Tại khoản 2 Điều 192 BLTTDS 2015 quy định: “Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo
cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho VKS cùng cấp.” Quy định này nhằm bảo đảm cho việc giải quyết
vụ án của Tòa án phải chặt chẽ ngay từ khâu đầu tiên, nếu phát hiện re việc trả lại đơn không đúng quy định pháp luật VKS có thể thực hiện quyền kiến nghị, tránh sự lạm quyền của Tịa án có thể xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể có liên quan.48
- Kiểm sát việc thụ lý vụ án: Để tránh tình trạng sai sót của Tịa án trong việc thụ lý vụ án, góp phần đảm bảo cho q trình thụ lý giải quyết vụ án của Tịa án được chính xác ngay từ đầu BLTTDS 2015 đã quy định trách nhiệm của VKS trong việc kiểm sát thụ lý vụ án. Tại khoản 1 Điều 196 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản …cho VKS cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.” Với quy định này, thì hoạt động kiểm sát
việc thụ lý có sự thuận lợi hơn trước đây, bởi VKS không phải chủ động sang Tòa án để xem xét số liệu mà chỉ tiếp nhận thông báo thụ lý để theo dõi quá trình giải quyết vụ án theo đó thực hiện việc kiến nghị hoặc kháng nghị khi có vi phạm. Cơng tác kiểm sát thụ lý gồm 2 nội dung chính: Thứ nhất, kiểm sát việc xác định các điều kiện thụ lý của Tịa án sau khi nhận đơn khởi kiện, góp phần phát hiện và khắc phục kịp thời tình trạng Tịa án xác định khơng đúng thẩm quyền dẫn đến thụ lý sai hoặc từ chối thụ lý không đúng gây mất thời gian và tổn hại đến quyền lợi của đương sự. Thứ hai, kiểm sát việc tiến hành các thủ tục thụ lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành
Thông qua kiểm sát thụ lý VADS, VKS sẽ nắm được số lượng nội dung vụ việc thụ lý hàng tuần; cần thiết có u cầu Tịa án cung cấp tài liệu so sánh các vấn đề liên quan đến việc thụ lý để kiểm tra, đối chiếu từ đó phát hiện vi phạm kiến nghị với Tòa án hoặc kháng nghị sau khi kết thúc việc giải quyết vụ án.