Danh sách Hội bảo vệ người tiêu dùng, Cục quản lý cạnh tran h Bộ Công thương, tại địa chỉ:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 40 - 44)

của người khác theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, Điều 92, khoản 3 Điều 102, khoản 2 Điều 119 của Luật HNGĐ 2014. Đó là các trường hợp khởi kiện vụ án về việc: yêu cầu Tịa án giải quyết ly hơn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ; yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi người trực tiếp nuôi con khơng cịn đủ điều kiện trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con; u cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; xác định cha, mẹ con trong trường hợp người có yêu cầu chết; xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con thành niên mất NLHVDS; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất NLHVDS; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ. Chủ thể có quyền khởi kiện trong trường hợp này là sự bổ sung mới của BLTTDS 2015 nhằm phù hợp với quy định của Luật HNGĐ 2014 cũng như giải quyết được các vướng mắc trong việc giải quyết quan hệ hôn nhân trong trường hợp vợ hoặc chồng bị mất NLHVDS và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bạo lực gia đình. Các quy định mới của BLTTDS 2015 đã thể hiện sự đề cao việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.

+ Bên cạnh việc quy định các chủ thể khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, BLTTDS 2015 đã ghi nhận quyền khởi kiện của cơ quan, tổ chức vì lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước. Theo quy định tại khoản 4 Điều 187 BLTTDS 2015 thì cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quyền khởi kiện VADS để u cầu Tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, chủ thể khởi kiện được coi là nguyên đơn nhưng khơng có quyền lợi bị tranh chấp hay vi phạm. Các văn bản giải đáp của Tịa án tối cao hiện nay khơng đề cập tới vấn đề này. Tuy nhiên, theo tinh thần của Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn tại khoản 1, Điều 3 như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện VADS để u cầu Tồ án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 162 của BLTTDS khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức đó có những nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định;

b) Lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầu Toà án bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách.”

Qua các phân tích trên, ta nhận thấy BLTTDS 2015 đã mở rộng chủ thể có quyền khởi kiện VADS so với quy định tại BLTTDS sửa đổi 2011. Việc mở rộng này đã đáp ứng được quyền tiếp cận công lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung và các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội nói riêng, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân đặc biệt là đối với các chủ thể yếu thế trong xã hội. Mặt khác, việc bổ sung các chủ thể mới trong BLTTDS 2015 đã tạo nên sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật với nhau đặc biệt là BLLĐ, Luật HNGĐ, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, tạo cơ chế pháp lý ổn định để các chủ thể có thể thực hiện tốt nhất quyền khởi kiện nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

2.1.1.2. Chủ thể có quyền đưa ra yêu cầu phản tố

Quyền đưa ra yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn trong VADS được quy định tại Điều 200 BLTTDS 2015: “Cùng với việc phải nộp cho Tịa án văn bản ghi ý kiến

của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.” Mục đích bị

đơn đưa ra yêu cầu phản tố là để bù trừ nghĩa vụ, khấu trừ nghĩa vụ hoặc loại trừ một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Tại khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2915 quy định: “Đối với

yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của ngun đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.” Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 217 BLTTDS

2015 đã quy định: “Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã

được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng, khơng đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố… thì giải quyết như sau: b) Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần u cầu phản tố thì Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn”. Để làm rõ hơn bản chất của yêu cầu

phản tố của bị đơn, BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 72 về:

“Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được chấp nhận để giải

quyết trong cùng một vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.” Như vậy, về

bản chất thì yêu cầu phản tố của bị đơn trong VADS cũng được coi là một yêu cầu khởi kiện bởi yêu cầu phản tố này có thể được khởi kiện bằng một vụ án độc lập. Tuy nhiên, do nguyên đơn đã khởi kiện một vụ án khác mà yêu cầu phản tố này của bị đơn lại liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên yêu cầu phản tố này sẽ được Tòa án xem xét giải quyết trong cùng một vụ án mà nguyên đơn đã khởi kiện, giúp Tịa án giải quyết chính xác, nhanh

chóng hơn, tiết kiệm được thời gian cho các đương sự không phải tham gia nhiều VADS.

Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập chỉ được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc tồn bộ u cầu của ngun đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Về cơ bản quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định tại Điều 200 BLTTDS 2015 là sự kế thừa quy định tại Điều 176 BLTTDS sửa đổi 2011. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 có sự thay đổi thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố là sau khi nhận được thông báo thụ lý VADS đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải. Như vậy, so với thời hạn đưa ra yêu cầu phản tố từ sau khi nhận thông báo thụ lý vụ án đến trước khi Tịa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại BLTTDS sửa đổi 2011 thì BLTTDS 2015 đã rút ngắn hơn thời hạn thực hiện quyền phản tố của bị đơn.

2.1.1.3. Chủ thể có quyền đưa ra yêu cầu độc lập

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia VADS với tư cách là một đương sự mặc dù họ không khởi kiện, không bị kiện. Sở dĩ như vậy, bởi việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ có thể tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị Tòa án chấp nhận đưa họ tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 201 BLTTDS 2015 thì: “Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan không tham gia tố tụng với bên ngun đơn hoặc bên bị đơn thì họ có quyền đưa ra yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây: a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang giải quyết; c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”.

Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể chống lại cả nguyên đơn và bị đơn trong VADS và có đủ điều kiện để trở thành một yêu cầu khởi kiện độc lập. Điểm c, khoản 2 Điều 217 BLTTDS 2015 đã quy định: “Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng, khơng đề nghị xét xử vắng mặt và trong

vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có u cầu độc lập thì giải quyết như sau: c) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần u cầu độc lập thì Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn,

người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn”. Như vậy, về bản chất

thì yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng là một yêu cầu khởi kiện. Việc Tòa án xem xét, giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong cùng một VADS nguyên đơn đã khởi kiện nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các tranh chấp dân sự nhanh chóng, chính xác, triệt để, tránh việc phải tiến hành các thủ tục tố tụng độc lập để giải quyết yêu cầu đó trong một vụ án khác.

Quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người của người có quyền, nghĩa vụ liên quan cần tuân theo các điều kiện pháp luật, trong đó yêu cầu độc lập của họ cần đáp ứng các các điều kiện sau: Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Cũng giống như yêu cầu phản tố, thì việc đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng địi hỏi là giúp vụ án được giải quyết được chính xác và nhanh hơn. Theo quan điểm của tác giả, yếu tố “nhanh hơn” trong quy định này cần được hiểu một cách linh hoạt, không nên hiểu một cách cứng nhắc là vụ án có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập sẽ phải nhanh chóng hơn so với vụ án khơng có u cầu phản tố, yêu cầu độc lập. “Nhanh hơn” nên hiểu theo hướng là nếu yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập này được giải quyết trong cùng một vụ án sẽ rút ngắn thời gian giải quyết các yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong từng vụ án riêng biệt.

Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 đã rút ngắn lại thời hạn đưa ra yêu cầu độc lập so với các quy định trước đây, theo đó người có quyền, nghĩa vụ liên quan được quyền đưa ra yêu cầu độc lập từ sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.

2.1.2. Phạm vi khởi kiện

Phạm vi khởi kiện VADS là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một VADS.24 Các quy định về phạm vi khởi kiện tại Điều 188 của BLTTDS 2015 kế thừa quy định tại Điều 163 BLTTDS sửa đổi 2011, được xác định cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)