THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN KHỞI KIỆN VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 38 - 40)

VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

2.1. Thực trạng các quy định hiện hành về quyền khởi kiện vụ án dân sự

2.1.1. Về chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự

Quyền khởi kiện là một quyền cơ bản của con người và được Nhà nước đảm bảo thực hiện thông qua các cơ chế pháp lý của Nhà nước nhằm hiện thực hóa quyền khởi kiện VADS để khởi động q trình TTDS tại Tịa án. Nói một cách khác, việc thực hiện quyền khởi kiện là bước đầu quan trọng để Tòa án tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Chính bởi vậy, việc xác định chính xác chủ thể có quyền khởi kiện là một vấn đề quan trọng được đặt ra nhằm đảm bảo cho quá trình giải quyết VADS đạt được hiệu quả, giúp pháp luật thực hiện tốt công việc điều tiết xã hội, bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ TTDS. Theo phân tích tại Chương 1 thì chủ thể có quyền khởi kiện được hiểu theo hai nghĩa: một là, theo nghĩa hẹp thì chủ thể có quyền khởi kiện là chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm, tranh chấp hoặc chủ thể có quyền khởi kiện vì lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc lợi ích của người khác; hai là, theo nghĩa rộng thì chủ thể có quyền khởi kiện có thể bao gồm cả bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Trong phạm vi Luận văn này sẽ tìm hiểu chủ thể có quyền khởi kiện theo nghĩa rộng, cụ thể:

2.1.1.1. Về chủ thể khởi kiện vụ án dân sự do do có quyền, lợi ích bị xâm phạm, tranh chấp hoặc khởi kiện vì lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước hay vì lợi ích của người khác.

Điều 186 BLTTDS 2015 quy định về quyền khởi kiện VADS như sau: “Cơ

quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tịa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Theo quy định này thì chủ thể

có quyền khởi kiện được hiểu là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, HNGĐ, KDTM, lao động có tranh chấp và chủ thể có quyền đại diện thực hiện quyền khởi kiện VADS. Tiếp theo đó, Bộ luật này đã cụ thể hóa hơn các chủ thể có quyền khởi kiện VADS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác đồng thời quy định quyền khởi kiện của cơ quan, tổ chức vì lợi ích cơng cộng và lợi ích của Nhà nước tại Điều 187 với nội dung sau:

“1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

quyền khởi kiện vụ án về HNGĐ theo quy định của Luật HNGĐ.

2. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích cơng cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện VADS để u cầu Tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.

5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án HNGĐ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật HNGĐ”.

Như vậy, theo các quy định trên thì chủ thể có quyền khởi kiện VADS bao gồm:

- Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là ngun đơn có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015, nguyên đơn trong VADS được xác định là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết VADS khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Như vậy, nguyên đơn trong VADS có thể là người trực tiếp thực hiện quyền khởi kiện hoặc là người được một chủ thể khác theo quy định pháp luật khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đó có thể là những cá nhân, cơ quan, tổ chức là chủ thể của một quan hệ pháp luật dân sự, HNGĐ, KDTM, lao động thông qua việc gửi đơn khởi kiện để yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình khi phát hiện có sự xâm phạm hay tranh chấp với các chủ thế khác.

- Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích cơng cộng và lợi ích của Nhà nước

Bên cạnh chủ thể khởi kiện là nguyên đơn – những người có quyền và lợi ích hợp pháp trực tiếp bị xâm phạm thì pháp luật cịn quy định một số chủ thể có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Đó là chủ thể khởi kiện với tư cách là người đại diện theo pháp luật hay theo ủy quyền của đương sự. Trong một số trường hợp để bảo đảm quyền khởi kiện của người yếu thế, BLTTDS 2015 đã quy định một số chủ thể có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Theo quy định tại Điều 187 BLTTDS 2015 thì các chủ thể khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác bao gồm:

+ Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về HNGĐ theo quy định tại khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 3 Điều 102, khoản 2 Điều 119 của Luật HNGĐ 2014. Đó là các trường hợp khởi kiện vụ án về: thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên; xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS); xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất NLHVDS; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. So với quy định tại BLTTDS sửa đổi 2011 thì BLTTDS 2015 có sự thay đổi về mặt tên gọi của chủ thể khởi kiện trong quy định này từ “cơ quan về dân số,

gia đình và trẻ em” thành “cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em” nhằm thống nhất với Luật HNGĐ và các văn bản pháp luật

chuyên ngành liên quan.

+ Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 2012. + Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích cơng cộng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Đây là một chủ thể có quyền khởi kiện mới được bổ sung vào BLTTDS 2015 nhằm phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như điều kiện thực tế khi nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng gia tăng, sự biến động phức tạp của thị trường cung cầu trong và ngoài nước dẫn đến quyền lợi của người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng và cần được bảo vệ một cách nhanh chóng kịp thời. Để trở thành tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì cần phải đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 27 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể là cần có 02 điều kiện: một là, được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hai là, hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức xã hội phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, theo thống kê của Bộ Cơng thương thì ngồi Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (VINASTAS) đã có 41 Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở 41 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương23.

+ Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án HNGĐ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)