43 Bùi Thị Huyền (2015), Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
2.2.4. Quy định về khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện; kháng cáo, kháng nghị với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
Pháp luật quy định Tòa án trả lại đơn khởi kiện và ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS khi có các căn cứ luật định, theo đó VADS sẽ khơng được thụ lý giải quyết hoặc bị ngừng giải quyết sau khi thụ lý. Quy định này nhằm giúp Tòa án tiết kiệm được thời gian không phải giải quyết những VADS không đủ điều kiện thụ lý hoặc khơng cịn đủ các điều kiện để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS không đúng sẽ ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của các đương sự trong VADS. Chính bởi vậy, pháp luật TTDS có cơ chế giúp đương sự bảo vệ quyền khởi kiện của mình trong trường hợp cho rằng
việc Tịa án trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết VADS khơng đúng thơng qua quyền được khiếu nại, kháng cáo hoặc cơ chế kháng nghị.
Khoản 1 Điều 194 BLTTDS 2015 quy định: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị với Tịa án đã trả lại đơn khởi kiện. So với BLTTDS sửa đổi
2011 thì thời hạn người khởi kiện được khiếu nại kéo dài hơn từ 3 ngày thành 10 ngày. Sự thay đổi này sẽ giúp người khởi kiện có thêm thời gian để tự bảo vệ được quyền khởi kiện của mình. Quyền khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện khơng đúng của Tịa án xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong TTDS, thể hiện được bản chất dân chủ của Nhà nước và nguyên tắc cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trong nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Người khởi kiện có thể đưa ra được ý kiến của mình đối với quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tịa án, từ đó có thể tự mình bảo vệ được quyền khởi kiện của mình cũng như giúp Tịa án có thể phát hiện và khắc phục kịp thời những sai lầm, thiếu sót trong q trình giải quyết VADS, phịng ngừa được sự lạm quyền, thiếu trách nhiệm của Tòa án trong hoạt động thụ lý vụ án. Kết quả của việc khiếu nại trong trường hợp này có thể Tịa án sẽ ra quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc nhận lại đơn khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án. Khoản 5 Điều 194 BLTTDS 2015 tiếp tục quy định: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại,
kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị với Chánh án Tịa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết” và kết quả Chánh án Tòa án trên một cấp sẽ phải ra một trong các
quyết định đó là giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án và quyết định này có hiệu lực thi hành và gửi ngay cho người khởi kiện, VKS cùng cấp, VKS đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
Đối với vụ án đã thụ lý mà Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS thì Tịa án sẽ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có u cầu. Việc Tịa án đình chỉ giải quyết VADS sẽ làm chấm dứt về mặt tố tụng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các đương sự của vụ án, ảnh hưởng đến quyền khởi kiện cũng như các quyền tố tụng khác của đương sự, Tịa án sẽ khơng tiếp tục đưa ra hướng giải quyết vụ án từ đó quyền và lợi ích của đương sự khơng được bảo vệ một cách triệt để. Chính bởi vậy nếu đương sự, VKS khơng đồng ý với quyết định đình chỉ giải quyết VADS của Tịa án có thể thơng qua thủ tục kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.