Khái niệm kế hoạch hoá thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 31 - 32)

Trên phạm vi vĩ mơ, kế hoạch hố là cơng cụ điều tiết quan trọng để Nhà nước điều chỉnh và kiểm sốt nền kinh tế. Khơng kể là CNXH hay CNTB, kế hoạch hố đều chiếm một vị trí quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô.

Ở nước ta, kế hoạch hoá là hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước theo chương trình mục tiêu định trước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý để nâng cao đời sống nhân dân và mở rộng sản xuất với hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Thương mại là một ngành kinh tế, một khâu tái sản xuất xã hội, có mối quan hệ qua lại và chế ước lẫn nhau với các ngành kinh tế và các

170

khâu tái sản xuất xã hội khác của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, kế hoạch hố thương mại trở thành một bộ phận của kế hoạch hoá kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo hoạt động lưu thơng hàng hố và cung ứng dịch vụ phát triển có hiệu quả trong mối quan hệ phát triển cân đối, bền vững với các ngành và các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội trong chỉnh thể hữu cơ của nền kinh tế quốc dân. Về bản chất, kế hoạch hoá thương mại được xem là hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực lưu thơng hàng hố và cung ứng dịch vụ thơng qua việc xác định các chương trình mục tiêu cho tương lai và biện pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu đó nhằm đảm bảo cho hoạt động lưu thơng hàng hố và cung ứng dịch vụ trên thị trường đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

Kế hoạch hoá thương mại là một q trình hoạt động mang tính liên ngành và thực tiễn cao, là một thể thống nhất bao gồm từ việc xây dựng chiến lược phát triển thương mại, quy hoạch tổng thể phát triển thương mại, các kế hoạch định hướng 5 năm, kế hoạch hàng năm đến công tác điều hành thực hiện, theo dõi và điều chỉnh kế hoạch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)