Các chính sách thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 79 - 83)

- Khái niệm:

Chính sách thương mại là tập hợp các quy định, biện pháp và cơng cụ thích hợp mà Nhà nước sử dụng để tác động vào thị trường nhằm điều chỉnh hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn nhất định.

218

Mục tiêu tổng quát của chính sách thương mại là thúc đẩy phát triển thương mại trên cả thị trường nội địa và ngồi nước, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của xã hội, đáp ứng tốt nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Các quy định, biện pháp hoặc cơng cụ nhà nước sử dụng trong chính sách thương mại như: quy định danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh hạn chế, có điều kiện và cấm kinh doanh; chính sách phát triển đội ngũ thương nhân; chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thương mại; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu với các công cụ, biện pháp chủ yếu về thuế quan và phi thuế quan; các công cụ, phương pháp kiểm định chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hố lưu thơng, các biện pháp tự vệ và quy định về hàng rào kỹ thuật,...

Các chủ thể hoạt động thương mại là thương nhân, ngồi ra cịn có các nhà sản xuất, chế biến, gia công lắp ráp tiến hành mua nguyên vật liệu, phụ liệu phục vụ sản xuất và bán hàng hóa thành phẩm hồn chỉnh sau khi kết thúc q trình sản xuất, gia cơng. Chính sách thương mại nói riêng và chính sách của Nhà nước về quản lý thương mại nói chung là khuyến khích thương nhân, doanh nhân ý chí làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội theo quy định của pháp luật.

Chính sách thương mại là bộ phận hợp thành của chính sách kinh tế, nên có tác động qua lại, phụ thuộc vào nhau và giữa các chính sách đó đều có điểm giống nhau là phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, CNH đất nước và hội nhập quốc tế.

- Vai trị của chính sách thương mại:

Chính sách thương mại cùng với các chính sách kinh tế khác thể hiện vai trò, tác động trên nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế:

Chính sách thương mại có vai trị thúc đẩy mở rộng trao đổi hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên cả thị trường trong và ngoài nước; Thúc đẩy phát triển các ngành, các vùng kinh tế, nhất là các ngành mũi nhọn, vùng

219

kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, công nghệ cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý; Thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế.

Góp phần giải quyết việc làm, phân phối lại thu nhập, thoả mãn nhu cầu đời sống của các tầng lớp dân cư, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và đảm bảo an sinh xã hội, phát huy lợi thế so sánh của đất nước về nguồn lực con người và tài sản tri thức của dân tộc.

Thúc đẩy quá trình hội nhập, tham gia chủ động, tích cực và có hiệu quả vào q trình phân cơng lao động và hợp tác quốc tế theo cam kết hội nhập. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhà nước áp dụng chính sách tự do hố thương mại hay bảo hộ tuỳ thuộc điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể trong từng giai đoạn phát triển và theo cam kết mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế. Nội dung cơ bản, quan trọng nhất là xây dựng và áp dụng các biện pháp, công cụ thuế quan, phi thuế quan, các hàng rào kỹ thuật cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

- Phân loại chính sách thương mại:

Chính sách thương mại có cấu trúc khá phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận, nhiều loại có quan hệ tương tác và gắn liền chặt chẽ với nhau. Tuỳ theo tiêu thức phân loại khác nhau mà hình thành các chính sách thương mại sau:

+ Phân theo phạm vi tác động trên thị trường: có chính sách thương mại trong nước và chính sách thương mại quốc tế (ngoại thương). Chính sách thương mại trong nước lại phân chia thành chính sách thương mại nơng thơn, miền núi, biên giới,... Chính sách thương mại quốc tế bao gồm chính sách xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Phân theo đối tượng trao đổi: có chính sách thương mại hàng hố; chính sách thương mại dịch vụ; chính sách nhượng quyền thương mại. Theo đó trong từng lĩnh vực, chính sách thương mại cịn được phân chia

220

thành: Chính sách thương mại hàng hố theo ngành hàng, nhóm hàng và mặt hàng kinh doanh; chính sách thương mại dịch vụ theo ngành như: viễn thơng, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải, du lịch,... trong đó, phân chia thương mại theo các nhóm và sản phẩm dịch vụ.

+ Phân theo đặc điểm của chính sách: có chính sách về hàng hóa, dịch vụ (cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh); chính sách đối với thương nhân trong nước, nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và các chủ thể hoạt động thương mại khác; chính sách đầu tư phát triển hạ tầng thương mại; chính sách thị trường và thương mại trong nước; chính sách xuất nhập khẩu; chính sách xúc tiến thương mại; chính sách hội nhập;...

+ Phân theo cơng cụ, biện pháp của chính sách: có chính sách thuế quan và phi thuế quan trong thương mại quốc tế.

Chính sách thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh do hải quan thực hiện. Thuế quan trong chính sách ngoại thương có nhiều loại (theo mục đích: có thuế tài chính - ngân sách và thuế bảo hộ; theo đối tượng: thuế xuất, nhập khẩu và quá cảnh; theo phương pháp tính: thuế theo trị giá, theo số lượng và hỗn hợp; theo mức tính: thuế suất ưu đãi, mức thuế phổ thơng và tự vệ).

Chính sách phi thuế quan là các quy định ngoài thuế quan (như hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, hạn ngạch thuế quan, rào cản kỹ thuật) chủ yếu để hạn chế xuất nhập khẩu. Trước đây, để bảo hộ sản xuất trong nước, các nước thường áp dụng biện pháp phi thuế quan, nhưng hiện nay trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, nhiều biện pháp phi thuế quan dần được xóa bỏ và thay bằng các biện pháp thuế quan. Tuy nhiên, biện pháp về hàng rào kỹ thuật vẫn được các nước (nhất là các nước có nền kinh tế, thương mại phát triển) sử dụng khá phổ biến để hạn chế nhập khẩu.

+ Phân theo cơ chế quản lý, điều tiết: có chính sách bảo hộ và tự do hố thương mại. Để bảo hộ sản xuất và thị trường trong nước, các nước thường có các biện pháp về thuế quan và phi thuế quan trong chính sách

221

thương mại như những hàng rào với số lượng lớn, mức độ cao để hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, các hàng rào thuế quan, phi thuế quan ít, thấp hoặc có loại khơng có sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại.

+ Phân loại khác (chính sách thương mại và đầu tư, mơi trường, cạnh tranh, chính sách thương mại với vấn đề an ninh,...).

Trong thực tiễn ở nước ta theo tổng kết 20 năm đổi mới, chính sách thương mại được phân chia thành 3 nhóm lớn: chính sách thương mại đối với thị trường và thương mại trong nước, chính sách xuất nhập khẩu và chính sách hội nhập về kinh tế thương mại. Trong mỗi nhóm trên lại có những chính sách thương mại cụ thể, ví dụ như: chính sách đối với thương nhân (trong nước, nước ngồi); chính sách lưu thơng hàng hóa trong nước và mua bán hàng hóa quốc tế; chính sách xúc tiến thương mại trong nước và xuất nhập khẩu; chính sách phát triển hạ tầng thương mại;...

8.2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN TRONG CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

8.2.1. Quy định chính sách về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh và cấm kinh doanh doanh và cấm kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)