Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý và tăng cường phối hợp quản lý Coi trọng điều tiết thị trường, thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 112 - 113)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

9.2.5. Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý và tăng cường phối hợp quản lý Coi trọng điều tiết thị trường, thương mạ

cường phối hợp quản lý. Coi trọng điều tiết thị trường, thương mại bằng kinh tế

Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại phụ thuộc rất lớn vào sử dụng đồng bộ, thống nhất các công cụ, biện pháp quản lý và sự phối hợp ăn khớp của các cơ quan chức năng và lực lượng thực thi chính sách pháp luật. Thực tế đó chỉ rõ, hệ thống chính sách, pháp luật về thương mại được sửa đổi, hoàn thiện theo cam kết hội nhập của Việt Nam thường được đánh giá là tương đối đầy đủ, nhưng lại chưa đồng bộ, thống nhất khi ban hành, thiếu chiến lược, quy hoạch. Khi thực hiện thiếu phối hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng hoạch định và lực lượng thực thi, chưa điều chỉnh hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời nên gặp khơng ít khó khăn, bộc lộ nhiều hạn chế.

Do vậy, cần phải sử dụng đồng bộ các cơng cụ quản lý như: chính sách, pháp luật về thương mại, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và dự án phát triển thương mại trong từng giai đoạn phát triển. Tránh hiện tượng cấp phép kinh doanh chỉ chú ý đến quy định pháp luật, xem nhẹ các định hướng, mục tiêu trong chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại. Phải phối hợp thường xuyên giữa cấp và ngành theo phân công và phân cấp quản lý nhà nước về thương mại. Chú trọng phối hợp quản lý thương mại ở các địa phương theo xu hướng phân cấp quản lý nhiều hơn cho địa phương cấp tỉnh và huyện trong quá trình mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế.

Trong cơ chế điều hành thương mại nội địa và xuất nhập khẩu, điều tiết thị trường, Nhà nước cần chú trọng tập trung vào các biện pháp kinh tế, sử dụng các yếu tố đòn bẩy, nguồn lực kinh tế, các định mức kinh tế kỹ thuật phải đảm bảo các luận chứng khoa học và thực tiễn, không sử dụng các biện pháp mang tính mệnh lệnh, quyền lực hành chính đơn

251

thuần hoặc giáo dục, tuyên truyền khơng gắn với lợi ích, động lực phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)