Các nguyên tắc trong chiến lược phát triển thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 42 - 46)

- Phải cụ thể hoá được đường lối phát triển thương mại trên những vấn đề mấu chốt và những biện pháp chủ yếu nhất nhằm giải quyết những vấn đề đó.

- Phải thể hiện được những đặc thù của nền kinh tế về trình độ xã hội hoá, bối cảnh quốc tế và mức độ hội nhập của nền kinh tế. Nghĩa là phải khai thác được tối ưu những thời cơ và thách thức của đất nước cho phát triển thương mại.

181

- Phải thể hiện được những động lực chủ yếu của nền kinh tế - xã hội đối với thương mại, động lực tổng hợp mang lại những đột biến nhờ đó làm cho thương mại năng động, đạt tốc độ phát triển cao, vượt qua được những biến cố phức tạp.

- Phải thể hiện được tính tối ưu, tức là đảm bảo được sự phát triển đạt hiệu quả cao, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng nhằm nâng cao những đóng góp lợi ích kinh tế - xã hội của thương mại.

- Phải có đủ tầm nhìn bao qt về phạm vi thời gian, khơng gian, về quan điểm và biện pháp.

+ Về thời gian phải đủ dài (10 - 20 năm).

+ Khơng gian phải có tác động đến hoạt động lưu chuyển hàng hố trong phạm vi cả nước và có thể vượt ra ngồi phạm vi một nước.

+ Về quan điểm phải có cách nhìn tổng hợp và tồn diện. + Về biện pháp phải đồng bộ và đúng thời cơ.

7.2.4. Quá trình hoạch định chiến lược phát triển thương mại

Bước 1. Phân tích mơi trường. Chất lượng hoạch định các mục tiêu

và phương án chiến lược phát triển thương mại phụ thuộc chủ yếu vào việc phân tích các yếu tố mơi trường kinh tế - xã hội và mơi trường quốc tế có liên quan đến thương mại.

Việc phân tích các yếu tố mơi trường cần phải chỉ rõ: Trình độ phát triển thương mại của quốc gia hay địa phương nghiên cứu; Những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại, phạm vi và mức độ tác động của chúng; Xu hướng vận động của các yếu tố môi trường đến sự phát triển của thương mại; Những thời cơ và thách thức có thể đem lại đối với sự phát triển thương mại trong thời gian thực hiện chiến lược.

Bước 2. Xác định các mục tiêu chiến lược. Trên cơ sở các kết quả

phân tích mơi trường, các nhà hoạch định tiến hành xây dựng các mục tiêu chiến lược phát triển thương mại. Các mục tiêu chiến lược là những

182

kết quả mà quốc gia hay địa phương cần phải đạt đến trong thời gian thực hiện chiến lược. Các mục tiêu chiến lược phải đảm bảo tính rõ ràng, khả thi, có khả năng phối hợp các nguồn lực tối ưu. Các mục tiêu chiến lược phát triển thương mại bao gồm:

- Mục tiêu doanh thu lưu chuyển hàng hoá (bán buôn và bán lẻ), cung ứng dịch vụ (quy mô, tốc độ, cơ cấu).

- Mục tiêu doanh thu lưu chuyển hàng hố, cung ứng dịch vụ trên các thị trường đơ thị, nông thôn, miền núi.

- Mục tiêu kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ (quy mơ, tốc độ, cơ cấu), cán cân thương mại quốc tế.

- Mục tiêu đóng góp vào GDP của nền kinh tế (tổng mức và tỷ trọng). - Mục tiêu phát triển hệ thống thương mại hiện đại và truyền thống (số lượng, quy mơ, cơ cấu)...

Bước 3. Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược. Để đạt tới

mục tiêu có thể có nhiều phương án, song việc lựa chọn một phương án hợp lý, có khả năng thực thi cao và với một hao phí nguồn lực thấp nhất là công việc hết sức quan trọng của hoạch định chiến lược. Khi phân tích lựa chọn các phương án chiến lược phát triển thương mại có thể sử dụng 2 phương pháp sau:

- Phương pháp trực tiếp so sánh các phương án chiến lược thông qua việc so sánh nội dung với nội dung, giải pháp với giải pháp chiến lược.

- Phương pháp cho điểm, xây dựng thang điểm cho từng phần chiến lược, sau đó chấm điểm theo thang thống nhất rồi tổng kết lại, phương án có số điểm cao nhất sẽ được lựa chọn.

Có thể lựa chọn ra một phương án tối ưu và điều chỉnh, lựa chọn nó. Cũng có thể lựa chọn một phương án khá nhất rồi bổ sung bằng các ưu điểm của các phương án chiến lược khơng được lựa chọn, trên cơ sở đó điều chỉnh lại cho tối ưu.

183

Bước 4. Tổ chức thực hiện chiến lược. Đây là bước đưa những mục

tiêu trở thành hiện thực, quyết định sự thành công của chiến lược. Nội dung của việc tổ chức thực hiện chiến lược bao gồm:

- Phổ biến và quán triệt tư tưởng, nội dung chiến lược đến các cấp và quần chúng thực hiện chiến lược.

- Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển thương mại ở từng cấp, lĩnh vực quản lý thương mại.

- Xây dựng các chính sách, giải pháp và cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành nhằm triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược.

Bước 5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện chiến lược thương mại. Quá

trình kiểm tra, đánh giá thực hiện chiến lược là bước cuối cùng trong hoạch định chiến lược. Việc xem xét, rà sốt lại tồn bộ chiến lược nhằm khẳng định tính đúng đắn của chiến lược đã xây dựng, kiểm định các mục tiêu và giải pháp. Đồng thời thông qua kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh lại mục tiêu chiến lược và cơ chế, chính sách cho phù hợp với địi hỏi của điều kiện thực tiễn. Vì vậy, để việc kiểm tra có hiệu quả phải xác định rõ mục đích, nội dung kiểm tra, cơ chế kiểm tra, xác định nguyên nhân sai lệch và biện pháp điều chỉnh, khắc phục.

7.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 7.3.1. Khái niệm quy hoạch phát triển thương mại 7.3.1. Khái niệm quy hoạch phát triển thương mại

Quy hoạch phát triển thương mại là một đề án khoa học luận chứng các phương án phát triển thương mại theo lãnh thổ các vùng, các tỉnh, thành phố, các quận /huyện nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra, là sự cụ thể hoá chiến lược với những dự tính cần thiết cho sự phát triển thương mại của địa phương đó.

Quy hoạch phát triển thương mại có thể được coi như là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển thương mại theo khơng gian và thời gian.

Mục đích của quy hoạch phát triển thương mại là tìm ra phương án hay nghệ thuật khai thác các lợi thế so sánh, các nguồn lực và sử dụng

184

chúng theo lãnh thổ trong mối quan hệ phát triển hiệu quả và bền vững ở một chỉnh thể kinh tế. Quy hoạch phát triển thương mại bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1) Đánh giá tình hình phát triển thương mại thời kỳ đã qua trong một khoảng thời gian đủ dài (thường khoảng 10 năm).

2) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển thương mại thời gian quy hoạch.

3) Xây dựng các phương án phát triển thương mại và tổ chức không gian.

4) Các giải pháp phát triển thương mại trong quy hoạch.

7.3.2. Phân loại quy hoạch phát triển thương mại

Căn cứ vào các tiêu thức phân loại, quy hoạch phát triển thương mại có một số cách phân loại cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)