Khái niệm chính sách quản lý nhà nước về thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 61 - 63)

Chính sách quản lý nhà nước về thương mại (hay chính sách của Nhà nước về quản lý thương mại) là tổng thể các nguyên tắc, các quy định, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động tới lĩnh vực thương mại nhằm đạt mục tiêu đã xác định trong từng giai đoạn cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội [1].

200

Chính sách với tư cách là cơng cụ của quản lý nhà nước về thương mại bao giờ cũng phản ánh quan điểm, chủ trương của Nhà nước cũng như các hành động cần thiết của Chính phủ, chính quyền địa phương nhằm đạt mục tiêu cụ thể về phát triển thương mại và thị trường trong một giai đoạn nhất định. Bất cứ chính sách nào liên quan tới thương mại cũng đều phải xác định rõ ràng, cụ thể các quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu của chính sách.

Chính sách thể hiện các quy định của Nhà nước trong việc sử dụng các biện pháp về kinh tế hoặc ngồi kinh tế, các cơng cụ quản lý để tác động tới các chủ thể kinh doanh, nhà đầu tư vào lĩnh vực thương mại và các hoạt động trao đổi mua bán của họ. Các biện pháp về kinh tế thường giữ vai trò động lực điều tiết, kích thích. Các cơng cụ của chính sách quản lý thương mại phải có khả năng kiểm sốt được, có hiệu lực thực thi và mang tính độc lập hay khác biệt. Nhà nước có những cách thức sử dụng, can thiệp bằng các công cụ hay biện pháp chính sách khác nhau như: trực tiếp hoặc gián tiếp, áp đặt bắt buộc hay định hướng hành vi theo quy tắc, chuẩn mực nhất định (theo các nguyên tắc của quản lý nhà nước).

Chính sách của Nhà nước về quản lý thương mại bao gồm nhiều loại. Nó có thể điều chỉnh toàn bộ hoặc từng loại hoạt động kinh tế, thương mại cụ thể khác nhau. Trong đó, chính sách thương mại chỉ là một bộ phận và có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế khác như chính sách đất đai, đầu tư, tài chính, tiền tệ, giá cả, tỷ giá, thuế, lãi suất, thu nhập, tiền lương, quản lý ngoại hối,... và hình thành nên hệ thống chính sách kinh tế, thương mại vĩ mơ của Nhà nước.

Chính sách có ý nghĩa như các chỉ dẫn (quyết định) hành động của Nhà nước đối với các vấn đề thương mại và kinh tế, nhưng khơng chỉ chứa đựng phân tích hành vi kinh tế, sự vận động của hệ thống kinh tế, thương mại mà nó cịn bao qt cả những vấn đề chính trị, xã hội và pháp luật.

201

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)