Tách chức năng quản lý nhà nước về thương mại ra khỏi chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước Đẩy

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 107 - 109)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

9.2.2. Tách chức năng quản lý nhà nước về thương mại ra khỏi chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước Đẩy

chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính và đơn giản hố, thuận lợi hoá các thủ tục, quy trình liên quan tới thương mại

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, nhà nước thực hiện cả chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (nhà nước độc quyền về thương mại thông qua quản lý trực tiếp hệ thống các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực lưu thông vật tư, phân phối hàng tiêu dùng và hoạt động xuất nhập khẩu). Nhà nước quyết định cả mục tiêu và nguồn lực thực hiện mục tiêu thông qua phê duyệt, giao chỉ tiêu kế hoạch thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp nhà nước (thời kỳ này khơng có doanh nghiệp tư nhân, nên nhà nước trực tiếp quản lý doanh nghiệp nhà nước cũng đồng nghĩa quản lý doanh nghiệp).

Chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và đa dạng hóa về sở hữu, đặt trong trong bối cảnh tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng đó làm thay đổi cả về nội dung và phương pháp quản lý nhà nước trên bình diện vĩ mơ. Nhà nước khơng thể và khơng được can thiệp quá sâu vào

246

công việc kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp, vừa làm mất thực quyền của nhà quản trị doanh nghiệp, vừa làm sai lệch tính hiệu quả, cạnh tranh và công bằng trong kinh doanh. Nhà nước cần tập trung vào quản lý và điều hành vĩ mơ, kiểm sốt hoạt động thị trường thay vì làm thay công việc của nhà kinh doanh và quản trị, trở thành một “cấp quản trị cao nhất” trong hệ thống các nấc thang quản trị doanh nghiệp. Quá trình tách chức năng quản lý nhà nước về thương mại ra khỏi chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp liên quan chặt chẽ với cải cách hành chính cũng như các thủ tục và quy trình kỹ thuật đối với các lĩnh vực thương mại. Không để việc chậm trễ trong cải cách hành chính, thiếu minh bạch, rườm rà về thủ tục, quy trình trong thương mại cản trở hoạt động của doanh nghiệp, làm suy giảm thực quyền của nhà quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp. Cần có sự đổi mới để Nhà nước có thể quản lý các doanh nghiệp hoạt động với các mục tiêu xã hội và thực hiện nhiệm vụ chính trị, kiểm soát được phần vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong quá trình tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại ra khỏi chức năng quản trị doanh nghiệp.

Thực tiễn đổi mới những thập niên qua ở nước ta đã có nhiều thay đổi rõ ràng về quản lý nhà nước đối với khu vực ngoài kinh tế nhà nước (như kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn nước ngồi, cá thể,...) trong việc tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại ra khỏi chức năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với khu vực kinh tế nhà nước vẫn cịn nhiều khó khăn, phức tạp hơn cả. Vẫn chưa có mơ hình thích hợp để quản lý, kiểm sốt và nâng cao hiệu quả sử dụng phần vốn cũng như tài sản nhà nước ở doanh nghiệp, nhất là khối tài sản rất lớn nằm ở hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế đã chỉ ra rất nhiều tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước trong đó có nguyên nhân về tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh và công việc quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước còn rất chậm chạp. Doanh nghiệp thực sự chưa có thực quyền hoặc cịn ỷ lại, dựa vào sự bảo hộ, thậm chí dưới hình thức bao cấp mới của Nhà nước, nạn tham nhũng và lãng phí gia tăng, nên hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao.

247

Mức đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của doanh nghiệp nhà nước và vị thế chưa tương xứng với tầm vóc của nó trong q trình cạnh tranh và hội nhập.

Vận hành nền kinh tế và hệ thống thương mại theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết vĩ mô, nhà nước không được làm thay công việc của doanh nhân và cũng không thể yêu cầu doanh nhân làm các công việc thuộc về trách nhiệm quản lý nhà nước (như giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành kinh tế cho các doanh nghiệp là các Tập đồn kinh tế), khơng phê duyệt, trực tiếp quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước cần đặt lòng tin vào các doanh nhân, đồng thời tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát có hiệu quả, có chế tài đúng và đủ mạnh để xử lý kịp thời các vi phạm chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước đối với thương mại.

Để thuận lợi hoá thương mại, nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công với các thủ tục đơn giản hơn, quy trình rõ ràng nhưng đảm bảo chặt chẽ phù hợp xu hướng hội nhập. Nâng cao trách nhiệm hướng dẫn và phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)