Đổi mới về nội dung phân công, phân cấp và phối hợp quản lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 123 - 124)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

9.4.3. Đổi mới về nội dung phân công, phân cấp và phối hợp quản lý

quản lý

Các giải pháp đổi mới gắn liền với các nội dung của phân công, phân cấp quản lý nhà nước về thương mại, bao gồm:

Xác định những thẩm quyền đặc biệt của Trung ương trong việc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thương mại, những ngành hàng và dịch vụ cụ thể nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước về thương mại của cả nước. Tăng cường trách nhiệm xây dựng và phê chuẩn các bộ luật có liên quan tới thương mại cho cơ quan lập pháp. Cơ quan hành pháp tập trung xây dựng, ban hành văn bản pháp quy - dưới luật để chỉ đạo, điều khiển và điều tiết các hoạt động của nền kinh tế, của thương mại, giảm bớt trách nhiệm xây dựng luật quá lớn. Cơ quan tư pháp tập trung và tăng cường trách nhiệm bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật nói chung cũng như trật tự pháp luật về thương mại.

Xác định những thẩm quyền riêng của từng cấp chính quyền theo tiêu chí “cấp tốt nhất” quản lý thương mại trên địa bàn. Khi phát triển thương mại ở đô thị, thành phố được coi là chủ yếu, “cấp tốt nhất” quản lý thương mại là cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Nhưng một khi phát triển thương mại nông thôn trở thành định hướng lớn thì cần đổi mới phân cấp quản lý thương mại cho chính quyền cấp huyện và xác định thẩm quyền, trách nhiệm theo phân cấp giữa cấp tỉnh và huyện cho phù hợp.

Xác định thẩm quyền chung của hai hoặc hoặc ba cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) và cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thẩm quyền chung đó trong quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn lãnh thổ. Thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại cho thấy không loại trừ sự tác động của một số chủ thể quản lý lên cùng một đối tượng và khách thể quản lý. Trong trường hợp này, khơng nên tuyệt đối hố việc phân định thẩm quyền theo nghĩa “mỗi việc chỉ do một chủ thể đảm nhiệm”. Vấn đề đặt ra là cần xác định phạm vi trách nhiệm của mỗi chủ thể “đồng quản lý” về thương mại và có cơ chế phối hợp quản lý thích hợp.

262

Quy định các điều kiện về tài chính, tổ chức, nhân sự đầy đủ, rõ ràng để bảo đảm thực hiện thẩm quyền được phân định, đặc biệt là những thẩm quyền mới được chuyển giao theo phân công, phân cấp quản lý thương mại.

Xác định cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm quyền theo phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, giữa tỉnh, huyện và xã, giữa ngành và cấp. Phải coi đó là kết quả của phân cơng và phân cấp quản lý nhà nước về thương mại.

Sản phẩm cuối cùng của q trình phân cơng, phân cấp quản lý nhà nước về thương mại là một hệ thống quy định pháp luật về phân định thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ chế thực hiện những thẩm quyền, trách nhiệm đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)