Nhiệm vụ và yêu cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 52 - 53)

b. Những nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch phát triển thương mạ

7.4.2. Nhiệm vụ và yêu cầu

Đối với kế hoạch 5 năm: Là một loại kế hoạch quan trọng trong kế hoạch hoá thương mại, kế hoạch 5 năm có nhiệm vụ vạch ra những phương hướng, chỉ tiêu chủ yếu phát triển thương mại trong mối quan hệ cân đối với các lĩnh vực hoạt động khác của địa phương hay của nền kinh tế quốc dân.

Với nhiệm vụ đó, một mặt kế hoạch 5 năm phải cụ thể hoá được những mục tiêu và giải pháp đã được định hướng trong các chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại. Mặt khác, phải thể hiện được tính bao quát đối với toàn bộ lĩnh vực hoạt động thương mại và xác định được những mục tiêu cần tập trung nhằm tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững.

Ví dụ, các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển thương mại 5 năm của các tỉnh, thành phố hiện nay thường bao gồm:

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ xã hội.

- Lưu chuyển hàng hố, cung ứng dịch vụ trên các thị trường (nơng thôn, miền núi) trong tỉnh.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. - Tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn.

- Các chỉ tiêu khác liên quan đến thương mại, dịch vụ.

Đối với kế hoạch hàng năm: Khác với kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm được xem là kế hoạch hành động nhằm thực hiện kế hoạch 5 năm. Vì vậy, nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm phải xuất phát từ nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm. Do vậy, yêu cầu của kế hoạch hàng năm là phải tham gia giải quyết từng mặt của kế hoạch 5 năm, biểu thị sự chi tiết hoá nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm. Mặc dù kế hoạch hàng năm là kế hoạch bộ phận của kế hoạch 5 năm, nhưng khơng có nghĩa kế hoạch hàng năm là một bộ phận cấu thành về mặt số học của kế hoạch 5 năm.

191

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)