Các chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 74 - 79)

Chính sách kinh tế là bộ phận của chính sách kinh tế - xã hội, bao gồm tổng thể các nguyên tắc, công cụ và biện pháp về kinh tế do Nhà nước sử dụng để tác động lên toàn bộ hoạt động kinh tế, đời sống xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển [2]. Chính sách kinh tế có

213

nhiều loại, có sự liên kết tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau hợp thành hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Dưới đây là những chính sách kinh tế chủ yếu: - Chính sách tài khố

Là cơng cụ then chốt của quản lý nhà nước nhằm ổn định kinh tế trong ngắn hạn, thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn và góp phần thực hiện cơng bằng xã hội. Chính sách tài khóa của Nhà nước chủ yếu bao gồm chính sách chi tiêu của Chính phủ và chính sách thuế. Thực tế việc thay đổi chi tiêu của Chính phủ gây nên ảnh hưởng trực tiếp đến tổng cầu, qua đó ảnh hưởng đến sản lượng và công ăn việc làm, hoặc thuế cũng gây ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng và tiêu dùng. Nhà nước có thể sử dụng 2 cơng cụ này của chính sách tài khóa để kiềm chế những biến động kinh tế ngắn hạn. Khi kinh tế lâm vào suy thối, có tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao, Chính phủ có thể tăng chi tiêu hoặc giảm thuế (chấp nhận thâm hụt ngân sách) để “kích cầu”. Ngược lại, khi kinh tế phát triển quá “nóng” và lạm phát tăng cao gây bất ổn kinh tế vĩ mơ, Chính phủ có thể chủ động kiềm chế trạng thái đó bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế. Với tác động của các chính sách tài khóa về phía cung hay cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình thương mại, đầu tư và kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn đó.

- Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế, thị trường và hoạt động thương mại thông qua việc thay đổi lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, cung tiền tệ chỉ điều tiết tổng cầu một cách gián tiếp bởi cơ chế lan truyền thông qua sự thay đổi của lãi suất và phản ứng của khu vực tư nhân trong việc quyết định tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Khi Ngân hàng nhà nước tăng cung tiền, tín dụng được mở rộng và lãi suất có xu hướng giảm. Lãi suất thấp hơn có tác dụng khuyến khích tiêu dùng và đầu tư, kết quả là tổng cầu sẽ tăng lên. Điều này sẽ làm tăng sản lượng, việc làm và giá cả trong ngắn hạn. Mặt khác, tăng đầu tư cịn có lợi cho tăng

214

trưởng kinh tế trong dài hạn. Ngược lại, Ngân hàng nhà nước có thể sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua giảm cung tiền để kiềm chế lạm phát. Với những tác động đó, chính sách tiền tệ ln gây ảnh hưởng với các xu hướng khác nhau đối với các hoạt động kinh tế trên thị trường. Chính sách tiền tệ có vai trị hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội và an ninh. Do vậy yêu cầu lớn nhất đối với chính sách tiền tệ là phải đảm bảo tính chủ động và an tồn của thị trường tiền tệ.

- Chính sách thu nhập

Chính sách thu nhập bao gồm các bộ phận cơ bản như tiền lương tối thiểu, thuế thu nhập, các khoản trợ cấp xã hội. Chính sách này có điểm giao nhau với chính sách tài khố và ảnh hưởng đến tổng cầu. Tuy nhiên, chính sách thu nhập thường được nhấn mạnh là chính sách tác động trực tiếp đến thị trường lao động, qua đó tác động đến tổng cung.

Chính sách thu nhập nếu phối hợp tốt với các chính sách khác sẽ có tác dụng nhằm ổn định lạm phát ở mức hợp lý. Xố đói giảm nghèo là một trong những ưu tiên đặc biệt trong chính sách thu nhập của Chính phủ.

- Chính sách giá

Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan và quan trọng của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường thuần nhất, nó được hình thành dựa trên cơ sở tương tác giữa các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh. Giá cả có vai trị điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội và phân phối, phân phối lại thu nhập. Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết vĩ mơ của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giá cả hình thành cịn phụ thuộc vào sự định hướng và điều tiết của Chính phủ. Là một phạm trù kinh tế tổng hợp, giá cả luôn biểu hiện và chịu sự tác động của các mối quan hệ kinh tế - xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng, có tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, Nhà nước cần thơng qua cơ chế chính sách giá để thực hiện vai trị quản lý vĩ mơ đối với nền kinh tế và thương mại, điều khiển và giải quyết các mối quan hệ lớn của

215

nền kinh tế và đời sống xã hội. Nhà nước sử dụng chính sách giá để can thiệp và điều tiết thị trường thơng qua các hình thức trực tiếp sau:

Định giá chuẩn hoặc giá giới hạn đối với những hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, về lâu dài định giá theo cơ chế thị trường chủ yếu sẽ là công việc của doanh nghiệp.

Đăng ký giá, để hạn chế lợi dụng độc quyền, đầu cơ gây rối loạn thị trường làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng và Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, có khối lượng lớn chi phối thị trường thì phải đăng ký giá. Nhà nước kiểm sốt các yếu tố hình thành giá và định mức tồn kho các hàng hóa khi có dấu hiệu đột biến về giá.

Hiệp thương giá, trong trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng thế độc quyền để tăng hay hạ giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác thì cơ quan quản lý nhà nước về giá cần tổ chức hiệp thương giá để xác định mức giá hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích người sản xuất và tiêu dùng.

Niêm yết giá, các doanh nghiệp phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, cịn các hàng hóa, dịch vụ khác thì Nhà nước cũng khuyến khích doanh nghiệp niêm yết giá.

Nhà nước kiểm sốt chi phí sản xuất, lưu thơng hoặc nhập khẩu của các doanh nghiệp đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, quan trọng; thực hiện sự thanh tra, kiểm tra nhà nước về giá.

- Chính sách tỷ giá hối đối

Tỷ giá hối đối là quan hệ về sức mua giữa đồng bản tệ (hay nội tệ) so với các ngoại tệ khác, đặc biệt là các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi tự do.

Chính sách tỷ giá hối đối có ảnh hưởng tới giá cả, xuất nhập khẩu và dòng luân chuyển vốn quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, chính sách tỷ giá cần được xem xét riêng như một trong những chính sách vĩ mơ quan trọng nhất, có ảnh hưởng sâu, rộng đến nền kinh tế. Nó chi phối các loại giá khác nhau và tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh

216

tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là lạm phát. Xuất nhập khẩu là lĩnh vực chịu sự tác động trực tiếp nhất và nhạy cảm nhất trước những biến động của tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đối là một cơng cụ để đo lường giá trị tương đối giữa các ngoại tệ và từ đó tác động như một cơng cụ trong cạnh tranh thương mại giữa các nước. Nó ảnh hưởng lớn tới giá cả, các hoạt động kinh tế trong nước và với nước ngoài. Một nền kinh tế càng mở bao nhiêu, quy mơ và vị trí của nền kinh tế càng tăng trưởng và mở rộng trong phân công lao động quốc tế bao nhiêu thì vai trị của đồng tiền nước đó, sức mua của nó với các đồng tiền khác trong thương mại quốc tế càng lớn bấy nhiêu, tác động tỷ giá của đồng tiền đó đối với thương mại và kinh tế trong nước cũng như trên thế giới càng lớn bấy nhiêu.

Tỷ giá hối đối là một chính sách quản lý vĩ mơ có tính hai mặt và cũng là cơng cụ lợi hại được sử dụng trong chiến tranh (trả đũa) thương mại giữa các nước có đồng tiền mạnh. Vì vậy, Chính phủ các nước ln quan tâm tìm cách điều chỉnh việc xác định tỷ giá trên thị trường ngoại hối với ý đồ sử dụng nó làm cơng cụ để xử lý những mất cân đối lớn kể cả hoạt động kinh tế trong nước cũng như mất cân đối trong kinh tế đối ngoại.

Nội dung của chính sách tỷ giá hối đối bao gồm việc chọn một chế độ tỷ giá thích hợp, xác định mục tiêu về tỷ giá cũng như phương thức can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn, sao cho vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, vừa nâng cao hiệu quả của q trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính sách tỷ giá nhằm vào các mục tiêu: khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Thực tế, việc đánh giá thấp (phá giá) đồng nội tệ thường được coi là có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, từ đó cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh tốn (tuy nhiên khơng phải mọi trường hợp đều như vậy). Đây là mục tiêu thường hay được đặt ra đối với các nước đang phát triển nhằm tạo đà tăng trưởng

217

kinh tế và nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, chính sách tỷ giá phải tạo môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn, tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của Nhà nước, hạn chế đầu cơ, góp phần thu hẹp chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nơng thơn.

- Chính sách chống độc quyền và khuyến khích cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực có thể khơng được sử dụng một cách hiệu quả khi một ngành cơng nghiệp bị chi phối bởi một số rất ít các cơng ty lớn. Các cơng ty này có thể cấu kết với nhau tạo ra sức mạnh độc quyền trên thị trường nhằm đẩy giá lên cao, thu về lợi nhuận cao, gây lũng loạn thị trường. Trong trường hợp này, chính sách chống độc quyền và khuyến khích cạnh tranh của Nhà nước được sử dụng để:

Tạo ra mơi trường cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Nhà nước có thể sử dụng các điều luật chống độc quyền nhằm ngăn cản sự sáp nhập có nguy cơ làm giảm cạnh tranh, chia tách các công ty khổng lồ nhằm làm tăng sự cạnh tranh và ngăn cấm các công ty thông đồng với nhau để khống chế thị trường.

Quy định hành vi của các tổ chức độc quyền. Giải pháp này rất phổ biến trong trường hợp độc quyền tự nhiên, khi mà một doanh nghiệp duy nhất nào đó có thể cung ứng một hàng hóa hay dịch vụ cho tồn bộ thị trường với chi phí thấp hơn so với trường hợp có hai hoặc nhiều doanh nghiệp. Trong trường hợp này, Nhà nước phải quản lý giá cả của họ để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, khơng để các cơng ty này bán với bất kỳ giá nào mà họ muốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)