Phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, đồng bộ và thống nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 69 - 70)

Tính khoa học thể hiện ở chỗ khi xây dựng và thực thi chính sách phải căn cứ vào các quy luật khách quan của thị trường, của kinh tế và xã hội. Căn cứ vào sự hoạt động, tương tác của các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh, chính sách của Nhà nước phải tơn trọng các nguyên tắc tự do trao đổi, tự nguyện và thoả thuận mua bán, thanh toán của các chủ thể hoạt động thương mại,... đồng thời phải có định hướng điều tiết, kiểm soát của Nhà nước.

Các nguyên tắc, phương pháp, công cụ sử dụng trong phân tích, hoạch định và thực thi chính sách của Nhà nước về quản lý thương mại phải đảm bảo căn cứ khoa học, tính thực tiễn, khách quan. Nếu áp đặt, chủ quan duy ý chí bằng quyền lực hành chính đơn thuần trong quyết định chính sách của nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về thương mại.

Tính hệ thống thể hiện ở việc xây dựng một hệ thống các loại chính sách phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về thương mại. Sở dĩ phải đảm bảo tính hệ thống, là bởi vì hoạt động thương mại cũng như quản lý thương mại có tính liên ngành, liên quan tới nhiều lĩnh vực và nhiều cấp quản lý khác nhau. Chính sách có nhiều loại, thường hình thành nên các loại chính sách cơ bản, có tính hệ thống. Mỗi loại chính sách đều có tác động qua lại với chính sách khác và ảnh hưởng tới thương mại theo phạm vi, mức độ khác nhau cũng như hoạt động quản lý nhà nước về thương mại.

Tính đồng bộ thể hiện ở việc nghiên cứu, ban hành các chính sách có liên quan hoặc cụ thể hóa các loại luật phải ăn khớp với nhau về thời điểm triển khai nghiên cứu, ban hành, cơng bố chính sách; phải đồng bộ về các phương tiện, nguồn lực, thời gian để triển khai trong thực thi.

208

Tính thống nhất thể hiện ở sự ăn khớp về quy định giữa các chính sách có liên quan đến thương mại, không để mâu thuẫn, xung đột xảy ra, gây khó cho bộ phận thực thi và đối tượng tiếp nhận hoặc chịu tác động của chính sách. Tính thống nhất cịn được thể hiện ở đầu mối cơ quan chịu trách nhiệm hoạch định, ban hành chính sách cũng như thực thi, đánh giá chính sách. Tính thống nhất chính là sự nhất quán của các văn bản quản lý nhà nước được thể hiện trong q trình vận hành chính sách.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)