Phân công, phân cấp và phối hợp tổ chức công tác hoạch định và triển khai thực thi chính sách quản lý nhà nước về thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 95 - 96)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

b. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định cơ bản về chính sách này được thể hiện như sau:

8.3.1. Phân công, phân cấp và phối hợp tổ chức công tác hoạch định và triển khai thực thi chính sách quản lý nhà nước về thương mạ

định và triển khai thực thi chính sách quản lý nhà nước về thương mại

Phân công, phân cấp và quy định sự phối hợp về tổ chức cơng tác phân tích, hoạch định và thực thi chính sách quản lý nhà nước về thương mại về thực chất là thể hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng thời nâng cao tính năng động, tự chủ của từng cấp, từng khâu trong quản lý.

Quy định thẩm quyền, trách nhiệm thông qua phân công, phân cấp và sự phối hợp về tổ chức công tác phân tích hoạch định, thực thi chính sách quản lý nhà nước về thương mại theo hướng: Mở rộng phạm vi, trách nhiệm quyền hạn quản lý của các cấp dưới, phân biệt rõ chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ; xóa bỏ chế độ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đặc thù, đặc biệt).

Phân công, phân cấp và phối hợp về tổ chức hoạch định và thực thi chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại được thực hiện thông qua các nguyên tắc sau:

234

a. Các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng cơ quan nhà nước cấp trên trong hệ thống quản lý nhà nước đối với thương mại về mặt nghiệp vụ chun mơn; các cấp chính quyền địa phương phải phục tùng sự điều hành của Chính phủ, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước Trung ương đối với các lĩnh vực thương mại.

b. Tăng cường quyền quản lý tập trung thống nhất của Trung ương, kết hợp chặt chẽ với việc phân công, phân cấp, ủy quyền hợp lý của Chính phủ để phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và cơ sở.

c. Đảm bảo sự tham gia đóng góp ý kiến trong xây dựng, ban hành các chính sách quản lý nhà nước về thương mại của các cấp, các ngành, của doanh nghiệp và người dân. Đảm bảo tính đồng thuận và phối hợp có hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về thương mại.

d. Phải thường xuyên kiểm tra, khắc phục bệnh tập trung quan liêu bao cấp, đồng thời cũng tránh bệnh tự do, tùy tiện phân tán cục bộ địa phương, vô tổ chức, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương sau phân cấp quản lý.

e. Phân công nhiệm vụ trong từng cấp quản lý rõ ràng, phân cấp, ủy quyền hợp lý về quyền hạn và trách nhiệm. Quy định phối hợp chặt chẽ, phải có đầu mối và người đứng đầu chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách, pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)