Phối hợp với các nước đối tác trong quản lý nhà nước về thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 97 - 101)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

b. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định cơ bản về chính sách này được thể hiện như sau:

8.3.3. Phối hợp với các nước đối tác trong quản lý nhà nước về thương mạ

mại cũng phải tham gia vào các quyết sách của các Bộ quản lý ngành khác và phối hợp liên ngành trong tổ chức thực hiện. Cần phải kết hợp hệ thống hoạch định với các hệ thống tổ chức, hệ thống thông tin, hệ thống kiểm sốt,...trong q trình xây dựng và thực thi chính sách quản lý thương mại. Thực chất quản lý thương mại mang tính liên ngành, do vậy, thiếu sự đồng bộ, thống nhất trong phối hợp quản lý nói chung, trong phối hợp về chính sách và cơng tác tổ chức nói riêng sẽ khơng thể có hiệu quả quản lý nhà nước cũng như các thành tựu phát triển kinh tế, thương mại.

Ngoài ra, còn phải phối hợp giữa cơ quan quản lý ngành và cấp, giữa Trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau. Các Bộ quản lý ngành phải liên kết phối hợp và hợp tác, hợp sức với chính quyền các địa phương để quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại. Tuy nhiên, để nâng cao tính năng động cũng như sự chủ động, sáng tạo của các địa phương trong khai thác các nguồn lực, đồng thời đảm bảo sự phát triển thương mại hài hịa với các khâu, mắt xích hoạt động khác của nền kinh tế thì các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại cần phải trợ giúp các địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại và chủ động hướng dẫn triển khai các chính sách, biện pháp quản lý thương mại, thị trường trên địa bàn lãnh thổ, nhất là giai đoạn đầu mới phân cấp, các địa bàn cấp huyện, miền núi, hải đảo, các khu vực biên giới.

8.3.3. Phối hợp với các nước đối tác trong quản lý nhà nước về thương mại thương mại

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, các vấn đề thương mại của mỗi nước không thể tách rời những quan hệ kinh tế, thương mại với nước ngoài. Thương mại, đầu tư của mỗi nước đều

236

chịu sự chi phối và tác động của các định chế và thông lệ quốc tế, các diễn biến trên thị trường khu vực và thế giới. Chính vì vậy, quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta hiện nay một mặt phải xuất phát từ đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ. Mặt khác, quản lý nhà nước về thương mại phải phù hợp với luật pháp và thơng lệ quốc tế. Các chính sách thương mại phải đáp ứng được các yêu cầu của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các Hiệp định về kinh tế, thương mại mà Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện. Phải từng bước điều chỉnh những bất cập trong chính sách quốc gia phù hợp với quy định của khu vực và quốc tế đối với những vấn đề mà Việt Nam tham gia và cam kết thực hiện theo lộ trình. Ngồi ra, cần cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý để có thể triển khai và giám sát, đánh giá thực hiện những cam kết hội nhập, tăng cường quan hệ với các đối tác thương mại và tổ chức quốc tế liên quan nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại. Điều này cũng có nghĩa, vấn đề hợp tác với các đối tác thương mại, các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới trong quản lý nhà nước là một đòi hỏi thực tiễn, khách quan của nền kinh tế, hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Hợp tác với các đối tác và các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Tôn trọng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.

- Thừa nhận và từng bước áp dụng những quy định pháp lý trong các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia, trong các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Minh bạch hóa chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý kinh tế, thương mại phù hợp với trình độ phát triển cịn thấp và cam kết đã ký kết.

- Từng bước thực hiện không phân biệt đối xử, áp dụng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và chế độ đãi ngộ quốc gia trong thương mại quốc tế trên cơ sở có đi có lại.

237

- Mở cửa thị trường theo lộ trình cụ thể phù hợp đối với từng lĩnh vực, từng mặt hàng, từng loại hình hoạt động thương mại.

- Thừa nhận lẫn nhau trong quan hệ giữa Việt Nam với các bên tham gia điều ước quốc tế về thương mại, quyền kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu của tổ chức và cá nhân nước này trên lãnh thổ nước kia; tạo thuận lợi cho hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư.

- Cạnh tranh công bằng, lành mạnh; giữ quyền áp dụng các biện pháp tự vệ, hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết.

- Hợp tác chống buôn lậu qua biên giới, chống gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền thông qua hoạt động thương mại và đầu tư.

CÂU HỎI ƠN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Chính sách quản lý nhà nước về thương mại là gì? Vai trị của chính sách quản lý nhà nước về thương mại được thể hiện như thế nào?

2. Các bộ phận cấu trúc chính sách và vai trị của chính sách quản lý nhà nước về thương mại? Thực tiễn chính sách quản lý thương mại ở nước ta có những ưu, nhược điểm gì?

3. Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế và thực thi chính sách quản lý nhà nước về thương mại? Liên hệ thực tiễn vận dụng các ngun tắc đó trong xây dựng chính sách quản lý thương mại ở nước ta?

4. Phân loại chính sách quản lý nhà nước về thương mại? Ý nghĩa nghiên cứu các cách phân loại đó trong quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta?

5. Chính sách thương mại thường có những quy định chủ yếu nào? Những quy định đó được thể hiện trong thực tiễn thương mại nội địa và xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay như thế nào?

238

6. Vì sao phải phối hợp các chính sách quản lý nhà nước về thương mại? Cần phải phối hợp ở những nội dung, phạm vi nào trong chính sách quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thương mại, TS. Lê Danh Vĩnh, (2006) 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam - Những thành tựu và bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới.

2. GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ, (2006) Quản lý nhà nước trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Lý luận chính trị.

3. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 (hay Luật Thương mại 2005) Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005.

4. Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

5. Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ Quy

định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngồi.

6. Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.

7. Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về

239

Chương 9

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)