Quy định chính sách đối với thương nhân, thương quyền

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 87 - 90)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

b. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định cơ bản về chính sách này được thể hiện như sau:

8.2.2. Quy định chính sách đối với thương nhân, thương quyền

- Chính sách đối với thương nhân có quy định chung về điều kiện thành lập, giao kết hợp đồng và hoạt động thương mại, có quy định quyền và nghĩa vụ của thương nhân, có quy định nhà nước độc quyền có thời hạn hoạt động trao đổi một số hàng hóa, dịch vụ hoặc một số địa bàn liên quan lợi ích quốc gia, (xem Mục 1, Điều 6 và 7, Luật Thương mại Việt Nam 2005), quy định ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của thương nhân. Nhà nước tạo môi trường để thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia hoạt động tại Việt Nam và bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển thương nhân, khuyến khích ý chí làm giàu và tơn vinh doanh nhân. Chính sách thương nhân có cụ thể hoá các quy định đối với thương nhân nước ngồi, quy định quyền và nghĩa vụ của Văn phịng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, quy định chấm dứt hoạt động tại Việt Nam và giải quyết các nghĩa vụ thanh toán nợ và nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan (xem Mục 3, Điều 16-23, Luật Thương mại Việt Nam 2005).

- Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại của thương nhân được quy định bởi chính sách, pháp luật của nước ta, đó là: bình đẳng trước pháp luật; tự do, tự nguyện thỏa thuận giữa các bên; áp dụng thói quen hoặc tập quán thương mại (nhưng không được trái với quy định

226

pháp luật); bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu (xem Mục 2, Điều 10-15, Luật Thương mại Việt Nam 2005).

- Quyền của thương nhân đối với kinh doanh xuất, nhập khẩu: Thương nhân Việt Nam được xuất, nhập khẩu hàng hóa khơng phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, ngoại trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của Nhà nước (xem Chương II, Điều 3, Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài). Thương nhân nước ngoài cũng phải thực hiện các quy định trên, ngồi ra cịn phải thực hiện các quy định pháp luật khác có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo đúng lộ trình do Bộ Cơng Thương đã cơng bố.

- Chính sách của Nhà nước quy định các hình thức tạm nhập tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa như sau:

Thương nhân được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định của pháp luật; phải làm các thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và giám sát của Hải quan cho đến khi xuất khẩu; hàng hóa chỉ được phép lưu lại ở Việt Nam theo quy định (kể cả khi đã gia hạn), nếu quá thời hạn trên sẽ bị tái xuất hoặc tiêu hủy; chỉ tạm nhập, tái xuất tại cửa khẩu theo quy định; minh bạch hóa 2 hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu giữa thương nhân trong nước với thương nhân nước ngoài (xem chương III, Điều 11, 12, Nghị định 187/NĐ-CP).

Đối với kinh doanh tạm xuất, tái nhập: Thương nhân được phép kinh doanh tạm xuất, tái nhập các mặt hàng là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo hợp đồng; phải làm thủ tục ở bộ phận cấp giấy phép của Bộ Công Thương hoặc chi cục Hải quan cửa khẩu tùy theo loại hàng hóa; thời hạn tạm xuất, tái nhập, thương nhân được thỏa thuận với bên đối tác và phải đăng

227

ký với chi cục Hải quan cửa khẩu. Ngồi ra, cịn một số quy định khác (xem Chương III, Điều 13, Nghị định 187/2013/NĐ-CP).

Đối với kinh doanh chuyển khẩu: Thương nhân được phép kinh doanh chuyển khẩu đối với các hàng hóa theo quy định của Nhà nước (xem Chương III, Điều 14. Nghị định 187/2013/NĐ-CP); phải làm thủ thủ tục chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam tại Chi cục Hải quan cửa khẩu và chịu sự giám sát của Hải quan cho đến khi thực xuất khẩu ra nước ngồi; phải có 2 hợp đồng mua và bán rõ ràng giữa thương nhân trong nước và nước ngoài.

- Ngoài ra, thương nhân cịn được áp dụng các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khác như: Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (Chương IV, Điều 16,17); Đại lý mua bán hàng hóa với nước ngồi (đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngồi, th thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng ở nước ngoài (xem Chương V, Điều 20, 24); Gia cơng hàng hóa có yếu tố nước ngồi (nhận gia cơng hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, đặt gia cơng hàng hóa ở nước ngồi (xem Chương VI, Điều 28, 31, 37, 38); quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam (Chương VII, Điều 39, 40, Nghị định 187/2013/NĐ-CP).

- Thương nhân, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam dưới các hình thức website thương mại điện tử bán hàng; website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá, quảng cáo trực tuyến và các quy định khác của Bộ Công Thương (xem Chương III, Điều 25, Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử). Các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử bao gồm: Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử; vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử; vi phạm khác (xem Chương I, Điều 4, NĐ 52/2013/NĐ-CP). Thương nhân, tổ chức và cá nhân phải thực hiện các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử: tự do, thỏa thuận trong giao dịch; xác định phạm vi hoạt động; đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

228

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật có liên quan (xem Chương III, Điều 26, NĐ 52/2013/NĐ-CP).

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)