Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 116 - 118)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

9.3.3. Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mạ

Hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển thương mại và thị trường nội địa. Hình thành và phát triển mơ hình tổ chức thị trường thích hợp theo từng địa bàn, nhóm mặt hàng. Khuyến khích và hỗ trợ mở rộng, phát triển mạng lưới kinh doanh, áp dụng các phương thức kinh doanh mới, tiến bộ, văn minh. Chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thị trường và thương mại nông thôn, miền núi,..., nâng cấp và đầu tư mới hệ thống hạ tầng thương mại, phát triển hệ thống phân phối và đội ngũ thương nhân. Đẩy nhanh việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật thương mại phù hợp với yêu cầu mở cửa thị trường.

Xây dựng cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng hố ổn định. Khuyến khích và thúc đẩy mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Chú trọng xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng khơng chỉ đối với hàng hóa, dịch vụ, mà cả các loại hạ tầng thương mại và thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam.

9.3.3. Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại thương mại

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội nói chung và nói riêng trong lĩnh vực thương mại chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Mặc dù, bộ phận thượng tầng kiến trúc này có khả năng thích nghi với những thay đổi của hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên, những thay đổi lớn của hạ tầng cơ sở đều tác động đến kiến trúc thượng tầng địi hỏi tất yếu phải có những điều chỉnh thích hợp về chức năng, nhiệm vụ, vai trị và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước, trong đó có hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại.

Tác động của chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường, tác động của hội nhập, của chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang

255

công nghiệp, dịch vụ trong q trình cơng nghiệp hóa, của xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa lên bộ máy quản lý nhà nước là rất lớn và phức tạp. Các tác động đó địi hỏi cần nghiên cứu các định hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại cũng như quản lý các ngành và địa phương trong quá trình phát triển.

Định hướng đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại cần tập trung vào:

- Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thương mại thống nhất, thông suốt, hiện đại phù hợp với vai trò của cơ quan hành chính kinh tế cao nhất thực hiện quyền hành pháp.

- Nâng cao năng lực hoạch định chính sách, pháp luật, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại và tạo lập môi trường thể chế thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, thương mại, đáp ứng yêu cầu của q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Rà soát, sắp xếp lại bộ máy, loại bỏ khâu trung gian, tầng nấc, thủ tục, sự chồng chéo, nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận và đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện công việc. Làm rõ nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại giữa Trung ương và địa phương, giữa quản lý ngành với quản lý của chính quyền địa phương về thương mại dựa trên cơ sở phân công, phân cấp và phân quyền. Thống nhất đầu mối cơ quan quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại các hoạt động sở hữu trí tuệ để thích ứng với chức năng và vai trị của quản lý nhà nước trong điều kiện hội nhập hiện nay.

- Tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại cho các địa phương kết hợp với chuẩn bị các điều kiện, các yếu tố nguồn lực hợp lý. Ở phạm vi địa phương cũng cần làm rõ vấn đề phân cấp quản lý thương mại giữa cấp tỉnh/thành phố với huyện/quận (thị xã,...) và xã, phường để tăng cường tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền.

256

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)