Nội dung kế hoạch hoá thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 36 - 40)

Một cách tổng quát, kế hoạch hoá thương mại bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển thương mại, các yếu tố, các quy luật kinh tế tác động đến thương mại. Những mối quan hệ nhân quả khách quan của môi trường trong nước và quốc tế tác động đến sự phát triển thương mại.

- Dự báo những xu hướng phát triển thương mại có thể hình thành trong tương lai.

- Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại trên cơ sở phân tích thực trạng, những dự báo và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước. Hoạch định các chương trình phát triển thương mại tổng thể và theo các ngành hàng chủ yếu, các vùng lãnh thổ, theo các chương trình, dự án thơng qua hệ thống các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm.

- Đề xuất các giải pháp, các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ trên.

175

7.1.4. Quy trình kế hoạch hố thương mại

Bước 1. Xây dựng chiến lược phát triển thương mại.

Bước 2. Xây dựng quy hoạch phát triển thương mại. Quy hoạch phát

triển thương mại là sự cụ thể hoá các quan điểm, nội dung của chiến lược phát triển thương mại.

Quy trình xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại có nội dung chủ yếu là đưa ra các mục tiêu và quan điểm phát triển thương mại; Dự báo những khả năng, định hướng phát triển kinh tế thương mại; Những phương án phát triển và giải pháp thực hiện cho quãng thời gian dài (10 - 15 hoặc 20 năm).

Chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại là căn cứ, tiền đề của các kế hoạch thương mại. Chất lượng kế hoạch thương mại có được nâng cao, phù hợp với thực tiễn và đảm bảo mục tiêu quản lý vĩ mô về thương mại của Nhà nước hay khơng chính là do khâu xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại góp phần quyết định.

Bước 3. Xây dựng kế hoạch phát triển thương mại 5 năm và hàng

năm. Các loại kế hoạch này nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phát triển thương mại. Bước này thực chất là đưa quy hoạch vào thực hiện từng bước. (Xem mơ hình)

Mơ hình: QUY TRÌNH KẾ HOẠCH HĨA THƯƠNG MẠI

7.1.5. Q trình kế hoạch hố thương mại

Q trình kế hoạch hóa thương mại bao gồm các bước và các nội dung sau:

(1) Giao chỉ tiêu kế hoạch và phổ biến kế hoạch. Thông qua chiến

lược, quy hoạch tổng thể phát triển thương mại của cả nước đã được

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI THƯƠNG MẠI QUY HOẠCH THƯƠNG MẠI KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI

176

Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương tiến hành giao chỉ tiêu và phổ biến quan điểm chỉ đạo phát triển thương mại cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên cơ sở đó và điều kiện cụ thể của địa phương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của địa phương trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt để đưa vào thực hiện.

(2) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch. Bộ Công Thương cùng với các

Bộ, Ngành và các địa phương nghiên cứu, hồn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách và biện pháp liên quan đến thương mại nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại.

Các chính sách và biện pháp đó bao gồm: Chính sách khuyến khích hàng xuất khẩu, khuyến khích tiêu dùng trong nước, khuyến khích cạnh tranh, các chính sách hội nhập, các biện pháp cân đối vốn đầu tư, cân đối các nguồn lực, các giải pháp phát triển thị trường, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ...

(3) Kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch. Bộ Công

Thương phối hợp với các địa phương mà trực tiếp là các Sở Công Thương tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình triển khai các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch nhằm phát hiện ra những sai lệch, hạn chế và nguyên nhân của những sai lệch, hạn chế đó. Đây là cơ sở để điều chỉnh và tìm kiếm giải pháp thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại.

(4) Điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch. Điều chỉnh

các mục tiêu, chính sách hay các biện pháp của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch là một khâu quan trọng trong q trình thực hiện kế hoạch hóa thương mại. Những điều chỉnh này nhằm đảm bảo tính hợp lý, khoa học và tính hiện thực của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại trong những tình huống cụ thể của điều kiện kinh

177

tế, chính trị, xã hội... Cần có quan điểm đúng đắn, không thể cứng nhắc, bất di, bất dịch, cần xử lý linh hoạt, năng động cho phù hợp với thực tiễn.

7.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 7.2.1. Khái niệm chiến lược phát triển thương mại 7.2.1. Khái niệm chiến lược phát triển thương mại

"Chiến lược" vốn là một thuật ngữ được dùng trong lĩnh vực quân sự với ý nghĩa là nghệ thuật phối hợp các lực lượng quân sự, chính trị, kinh tế, tinh thần để dành thắng lợi. Những năm gần đây, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế - xã hội và trở thành một khái niệm cơ bản trong lý thuyết ra quyết định.

Cho đến nay, khái niệm về chiến lược cũng cịn có những cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, những đặc trưng của chiến lược được thừa nhận rộng rãi là:

- Cho một tầm nhìn dài hạn, nói chung từ 10 năm trở lên, chứ không phải là những mục tiêu, giải pháp cụ thể, ngắn hạn.

- Làm cơ sở cho những hoạch định phát triển toàn diện, là cơ sở cho xây dựng quy hoạch và các kế hoạch phát triển 5 năm, hàng năm.

- Mang tính khách quan, có căn cứ khoa học chứ khơng chỉ dựa vào mong muốn chủ quan của những người trong cuộc.

Như vậy, chiến lược phát triển thương mại có thể hiểu là một bản luận cứ có cơ sở khoa học xác định đường hướng cơ bản phát triển thương mại trong khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn, nó là căn cứ để hoạch định các quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại.

Chiến lược phát triển thương mại hình thành nhằm đảm bảo cho hoạt động lưu thơng hàng hố và cung ứng dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực và phát triển theo đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Vì vậy, cũng có thể xem chiến lược thương mại là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực thương mại cho từng thời kỳ với những mục tiêu tổng quát và những giải pháp thực hiện chủ yếu có tính ngun tắc.

178

Phân biệt chiến lược phát triển thương mại với đường lối và các kế hoạch phát triển thương mại:

- Chiến lược phát triển thương mại được phân biệt với đường lối phát triển thương mại ở chỗ chiến lược là sự cụ thể hoá đường lối, thể hiện ở những mục tiêu cụ thể và biện pháp thực hiện. Qua đó làm tăng tính hiện thực và tác dụng chỉ đạo thực tiễn của đường lối.

- So với kế hoạch ngắn hạn và trung hạn thì chiến lược phát triển thương mại mới chỉ nêu lên những mục tiêu lớn, có tính tổng hợp, những giải pháp thực hiện có tính ngun tắc và cũng chỉ mới tính đến những chỉ tiêu và quan hệ cân đối chủ yếu.

- So với kế hoạch dài hạn, do thời gian bao quát của nó tương đối dài nên không thể không giới hạn ở việc xác định những mục tiêu lớn, tổng quát của sự phát triển thương mại cho một tương lai tương đối xa và ở việc xác định những giải pháp thực hiện lớn, có tính ngun tắc, những quan hệ cân đối chủ yếu. Vì vậy, về thực chất chiến lược và kế hoạch dài hạn phát triển thương mại là khơng có những khác biệt cơ bản.

7.2.2. Phân loại chiến lược phát triển thương mại

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)