Các nguyên tắc kế hoạch hoá thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 35 - 36)

Các nguyên tắc kế hoạch hóa thương mại là những chuẩn mực, những địi hỏi vừa mang tính khách quan, vừa phản ánh bản chất chế độ chính trị của Nhà nước khi hoạch định mục tiêu và các chính sách, giải pháp phát triển thương mại được đưa ra trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. Các nguyên tắc này bao gồm:

- Quán triệt đường lối của Đảng. Nhà nước thực hiện kế hoạch hoá

nền kinh tế quốc dân, trong đó có thương mại thực chất là nhằm cụ thể hoá đường lối của Đảng, biến đường lối của Đảng thành hành động của quần chúng thông qua việc xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và hệ thống cơ chế, chính sách tổ chức thực hiện kế hoạch. Vì vậy, đường lối, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng phải trở thành căn cứ quan trọng, xuyên suốt q trình kế hoạch hóa thương mại.

- Đảm bảo có căn cứ khoa học và thực tiễn. Nguyên tắc này đòi hỏi

kế hoạch hoá thương mại phải dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn yêu cầu của các quy luật khách quan và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Nếu khơng kế hoạch hóa sẽ trở thành viển vơng, chủ quan duy ý chí.

- Đảm bảo tính tập trung và dân chủ. Sự lãnh đạo tập trung của Nhà

nước trong kế hoạch hoá thương mại nhất thiết phải kết hợp với phát huy đầy đủ sự tham gia của các cấp, các ngành và của dân chúng. Điều đó một mặt đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, động viên được tính năng động, sáng tạo, hiệu quả khai thác nguồn lực của các cấp, các địa phương, của quần chúng, đồng thời khắc phục được khuynh hướng bảo thủ, chủ quan duy ý chí, thốt ly thực tiễn.

- Kết hợp kế hoạch hoá theo ngành với kế hoạch hoá theo vùng lãnh thổ. Nguyên tắc này được đưa ra trên cơ sở yêu cầu của phân công lao động xã hội theo ngành và lãnh thổ nhằm điều hoà, phối hợp hoạt động kinh tế giữa các ngành trên từng vùng lãnh thổ. Một mặt, nhằm khai thác

174

tốt nhất các yếu tố nguồn lực, mặt khác từng bước hình thành các ngành kinh tế - kỹ thuật và cơ cấu kinh tế hợp lý trên từng vùng lãnh thổ.

- Tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Yêu cầu khách quan của kế

hoạch thương mại là với lượng nguồn lực có hạn, trong một thời gian nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Cơ sở khoa học của nguyên tắc này là quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Tiết kiệm và hiệu quả kinh tế có quan hệ với nhau. Tiết kiệm tất yếu dẫn đến hiệu quả kinh tế. Song tiết kiệm là biện pháp. Nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu cần đạt tới. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao ngoài tiết kiệm là biện pháp quan trọng, kế hoạch hoá thương mại phải dựa trên phương pháp luận khoa học, lựa chọn phương án kế hoạch tốt nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)