Quy định chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 92 - 94)

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Danh mục này bao gồm những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà lưu thông, cung

b. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định cơ bản về chính sách này được thể hiện như sau:

8.2.4. Quy định chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mạ

38, Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

8.2.4. Quy định chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại thương mại

Dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển thương mại và cơ sở hạ tầng thương mại trong từng giai đoạn đã được duyệt (bao gồm hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, các loại kho hàng,...), chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại phải từng bước hiện thực hoá mục tiêu của quy hoạch đó. Nội dung cơ bản loại chính sách này thường bao gồm những ưu đãi, khuyến khích sau:

Ưu đãi về đất đai (quỹ đất dành cho hạ tầng, tiền sử dụng đất, thuê đất, giá đất): Các địa phương phải có quy hoạch quỹ đất dành cho kinh doanh, trong đó ưu tiên những vị trí đất có lợi thế về thương mại để xây dựng các cơng trình dự án về kết cấu hạ tầng thương mại thích hợp. Tạo thuận lợi về thời hạn thuê đất và xác định về giá thuê đất hợp lý để các chủ đầu tư yên tâm đầu tư, kinh doanh hạ tầng thương mại lâu dài.

Thuận lợi hóa thủ tục, quy trình xét duyệt và cấp phép đầu tư, minh bạch hố, cơng khai hố đấu thầu các dự án xây dựng các hạ tầng chợ, trung tâm thương mại, kho bãi,... Cấp phép đầu tư phải đủ các điều kiện như theo đúng quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại đã phê duyệt, nhà đầu tư phải có năng lực thực hiện dự án.

Hỗ trợ giải phóng mặt bằng các hình thức thích hợp (ban giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư thực hiện hoặc th dịch vụ), kinh phí có thể trả dần vào tiền thuê đất của chủ đầu tư. Ngân sách nhà nước hỗ trợ san lấp mặt bằng sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động đúng như thiết kế và chấp thuận đầu tư.

231

Ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư có đủ điều kiện, năng lực xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn vay.

Nhà nước sử dụng vốn ngân sách để xây dựng các cơng trình thiết yếu đến chân hàng rào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại như hệ thống đường giao thơng, thốt nước,...

Về khai thác dự án sau hoàn thành đầu tư: khuyến khích áp dụng hình thức kinh doanh BOT (Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) đối với các dự án đầu tư xây dựng chợ để phát triển doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ thay cho mơ hình ban quản lý chợ.

Nhà đầu tư được ưu tiên thuê kết cấu hạ tầng để kinh doanh và thu tiền theo đúng mục đích sử dụng đất đó được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Cần đặc biệt chú ý chính sách chất lượng, quản lý và kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật các hạng mục cơng trình cũng như tồn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại.

Xu hướng sử dụng nguồn vốn hạn hẹp của ngân sách không thể giải quyết được nhu cầu đầu tư hạ tầng, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế, nhất là trong điều kiện khủng hoảng nợ công. Do vậy, mở rộng thu hút vốn trong khu vực tư nhân và liên kết công - tư cùng góp vốn là xu hướng mới. Bên cạnh đó là hoạt động cung cấp tín dụng linh hoạt từ hệ thống các ngân hàng cần phải đặt trong mối quan hệ phối hợp thực thi chính sách của Chính phủ, các chính quyền địa phương mới có thể cải thiện hiệu quả đầu tư.

Trong thực tế, các địa phương (tỉnh/thành phố) đã được Chính phủ phân cấp xây dựng và quản lý quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn. Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng và triển khai cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển chợ, quản lý kinh doanh và khai thác chợ theo hướng dẫn của Nhà nước để từng bước hiện thực hóa quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn.

232

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)